Cả nước căng mình chống bão Haiyan

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Haiyan là cơn bão có cường độ mạnh nhất lịch sử từng vào biển Đông, có thể sánh ngang với những cơn bão mạnh nhất trên Trái đất từ trước tới nay như bão Andrew, bão Katrina vào Mỹ, bão Nargis đổ bộ vào Myanmar.

Phát biểu tại cuộc họp sáng nay 9/11, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhấn manh, dự báo, bão Haiyan sẽ mở rộng vùng ảnh hưởng ra khu vực Vịnh Bắc Bộ sau khi đổ bộ vào đất liền.

Vì vậy, các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc cần triển khai ngay các biện pháp ứng phó. Trong đó kêu gọi tàu thuyền trên biển về nơi trú tránh an toàn và đảm bảo an toàn hồ chứa cũng như đề phòng lũ ống, lũ quét vùng miền núi.

Trường Sa căng mình chống bão

Từ đảo Song Tử Tây (Trường Sa, Khánh Hòa), Thượng tá Nguyễn Trọng Bình cho biết, lúc 7 giờ 50 phút đã có gió cấp 9, cấp 10, giật cấp 11 cấp 12 và đang tiếp tục mạnh lên.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã về Quảng Ngãi kiểm tra tình hình sơ tán dân ở những vùng xung yếu ven biển nơi đây. Phó Thủ tướng lưu ý cơ quan chức năng địa phương dồn tổng lực nhằm giảm thiểu thiệt hại thấp nhất về tính mạng, tài sản cho người dân khi siêu bão đổ bộ.

10h sáng 9/11, tâm bão cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 220 km về phía bắc đông bắc, với sức gió tối đa 163 km/h (cấp 15). Bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc với vận tốc khoảng 30 - 35 km/h. Đến 10h ngày 10/11, tâm bão trên vùng biển các tỉnh Quảng Ngãi - Quảng Trị với sức gió mạnh nhất 166 km/h (cấp 14).

Toàn bộ lực lượng trên đảo đã được huy động rà soát tàu thuyền trên biển, hỗ trợ người dân dựng lại nhà cửa. 38 người dân trên đảo đã được di dời về nơi an toàn. Hơn 700 ngư dân cùng 64 thuyền cá gần đó đã ghé đảo tránh bão.

 
Các bộ, chiến sĩ Hải đội 2, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi sẵn sàng phương án ứng cứu người dân khi siêu bão đổ bộ. Ảnh: Trí Tín.
Các bộ, chiến sĩ Hải đội 2, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi sẵn sàng phương án ứng cứu người dân khi siêu bão đổ bộ. Ảnh: VnExpress.
Đảo đã có phương án sử dụng các công trình kiên cố, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho quân dân trên đảo. Mọi người Đến 12 giờ 30 ngày 8/11, có 64 chiếc tàu cá vào âu tàu đảo Song Tử Tây tránh bão. Ở vùng biển gần đảo Song Tử Tây, không còn chiếc tài cá nào của ngư dân Việt Nam. Đến 19 giờ ngày 8/11, tất cả 736 ngư dân trên 64 chiếc tàu cá này đã được đưa lên đảo, bó trí nơi ăn nghỉ an toàn.

Đại tá Nguyễn Văn Thư, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Phó Chủ tịch HĐND huyện Trường Sa cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Quân chủng Hải quân và Vùng 4 Hải quân, từ chiều ngày 8/11 các đảo ở Trường Sa đều đã hoàn thành công tác đối phó với bão Haiyan. Mọi vũ khí, khí tài, phương tiện thiết bị quan trọng được chằng néo, che phủ kỹ càng. Nhiều cây xanh lớn phải chặt bớt cành để tránh gãy đổ. Ở các đảo có dân như Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn, việc bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là là phụ nữ và trẻ em là mối quan tâm hàng đầu, được thực hiện trước tiên.

Từ đảo Đá Nam ở phía Nam đảo Song Tử Tây, Thượng úy Bạch Lam Giang, đảo trưởng cho biết lúc 9 giờ, quanh đảo đang có sóng cao khoảng 4 mét. Từ chiều ngày 8/11, đảo đã hoàn thành mọi công tác bảo đảm an toàn cho vũ khí, khí tài, đảo Đá Nam đã được hoàn tất. Các chậu cây xanh được đưa vào phòng, vườn rau được gia cố. Hiện tại, bão chưa gây thiệt hại cho đảo.

Tại Quảng Nam, chiều 8/11 hàng trăm người dân đã dùng bao cát kè tạm tuyến đê Cửa Đại đang thi công để tránh sóng đánh lở. Nhiều người xúc cát vào từng bao tải mang về chằng chéo lại nhà cửa.

Bộ đội biên phòng tỉnh đã huy động toàn bộ lực lượng cùng 4 ôtô, 6 ca nô ứng trực làm nhiệm vụ. Tại các khu vực trọng yếu như Cửa Đại, Cù Lao Chàm (TP Hội An), cửa biển An Hòa (huyện Núi Thành), có 4 tàu chuyên dụng được điều động tới.

Sáng nay, trung tâm thành phố Hà Tĩnh và các huyện ven biển như Lộc Hà, Kỳ Anh… tiết trời nắng nhẹ, không gió, phần lớn người dân bình thản làm những công việc thường nhật ngoài đồng. Tại cảng Cửa Sót (huyện Lộc Hà) hàng trăm tàu thuyền đã neo đậu an toàn, nhiều ngư dân gia cố chằng buộc, thu dọn đồ đạc trên những chiếc thuyền đánh cá.

Ông Trần Minh Kỳ, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đã có lệnh hỏa tốc đến 6 huyện, thành phố ven biển gồm Lộc Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Thành phố Hà Tĩnh sẽ di dời hơn 14.000 hộ tương ứng với 50.000 người dân khỏi vùng nguy hiểm.

Tại các địa phương, Kỳ Anh là huyện có lượng dân di dời nhiều nhất với gần 4.500 hộ, Lộc Hà 3.600 hộ, Nghi Xuân hơn 2.000 hộ… Việc sơ tán phải tiến hành xong trước 17 giờ cùng ngày.

Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên cho biết, các địa phương từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận đã thông báo và hướng dẫn cho gần 39.000 tàu cá với gần 167.000 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động vào bờ tránh bão.

 
Ngư dân Đà Nẵng đang tập trung đưa thuyền vào nơi an toàn. Ảnh: VnExpress.
Ngư dân Đà Nẵng đang tập trung đưa thuyền vào nơi an toàn. Ảnh: VnExpress.
Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên cho biết, các địa phương từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận đã thông báo và hướng dẫn cho gần 39.000 tàu cá với gần 167.000 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động vào bờ tránh bão.

TPHCM hối hả lo chuyện thoát nước trước siêu bão

Dù siêu bão Haiyan ít khả năng đi vào khu vực TPHCM nhưng thành phố không chủ quan, vẫn yêu cầu các sở-ban-ngành tăng cường chống bão. UBND TP lo ngại tổ hợp bất lợi mưa lớn – triều cường – xả lũ có thể khiến nhiều khu vực ngập sâu.

Để chống ngập trong ngày 7/11, công ty Thoát nước đô thị đã vận hành 26 trạm bơm chống ngập; bảo dưỡng 515 van, phay ngăn triều hoạt động hiệu quả; huy động 164 công nhân viên điều hành các trạm bơm, các cụm đập ngăn triều và tại các điểm ngập, vớt rác trước miệng hầm ga, mở nắp hầm ga tăng khả năng thu nước của hệ thống cống… nhưng tình trạng ngập vẫn diễn ra rất nghiêm trọng.

Tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao (quận 2, 12, Bình Thạnh, huyện Nhà Bè và Bình Chánh), UBND TP yêu cầu các quận huyện phải tổ chức lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để chủ động quyết định sơ tán, di dời dân đến các địa điểm tạm cư kiên cố, chắc chắn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân.

Hà Nội phòng chống ngập lụt

Do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường, kết hợp ảnh hưởng siêu bão Haiyan, từ ngày 10 đến 12/11, khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa to, trong đó có Hà Nội.

Để đề phòng mưa lớn, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đề nghị Hà Nội rà soát và triển khai các biện pháp phòng, chống ngập úng trên địa bàn thành phố, nhất là nội thành, có kế hoạch hỗ trợ giao thông ở những điểm ngập lụt.