Đối đầu với đại dịch
Kể từ lần đầu tiên Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về 27 ca bệnh "viêm phổi" lạ ở Vũ Hán vào ngày 31/12/2019 cho đến khi bài báo này lên khuôn, Việt Nam đã trải qua 1 năm không thể nào quên. Ít ai nghĩ chỉ trong vòng 1 năm, Covid-19 đã tràn quan 45 tỉnh thành của Việt Nam, khiến 35 người tử vong, hơn 1.300 người mắc bệnh. Điều khó khăn nhất khi Việt Nam đối diện với đại dịch Covid-19 đó là chúng ta không có nhiều kinh nghiệm chống dịch; điều kiện trang thiết bị, trình độ y tế của chúng ta còn quá nhiều khó khăn so với các nước trên thế giới.
''Các y bác sĩ chính là những chiến sĩ áo trắng, những người có nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 cao nhất nên bệnh viện phải quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy trình, phác đồ điều trị vừa bảo đảm hiệu quả bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân và vừa bảo đảm sức khỏe của đội ngũ y bác sĩ''. Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại cuộc kiểm tra công tác sẵn sàng phòng chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tháng 2/2020. Ảnh: Thanh Hải |
Điều này bắt buộc Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia phải nhanh chóng hoạch định chiến lược phòng chống dịch phù hợp với tình hình Việt Nam, vừa đảm bảo an toàn cho người dân lại vẫn phải đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã sớm đưa ra thông điệp: “Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, đặt sinh mạng, sức khỏe và cuộc sống của người dân lên hàng đầu. Chúng ta chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân".Dấu ấn chống dịchTheo Bộ Y tế công cuộc chống dịch năm 2020 được chia làm 2 giai đoạn và 4 đợt dịch: Giai đoạn đầu: Từ ca đầu tiên ngày 23/1/2020, sau đó là các ca về từ TP Vũ Hán, Trung Quốc; người nhập cảnh vào Việt Nam, trở về từ các khu vực, quốc gia đang có dịch như tại Châu Âu và Mỹ…Giai đoạn 2: Được ghi nhận từ cuối tháng 7/2020 đến nay với các trường hợp mắc mới tại TP Đà Nẵng và một số tỉnh, TP.Đối với người dân Thủ đô Hà Nội thì các cột mốc thời gian: ngày 6/3/2020 và ngày 20/3/2020 là những thời khắc không thể nào quên. Tối 6/3, Hà Nội chính thức công bố ca bệnh đầu tiên, BN17 là một bệnh nhân nữ 26 tuổi trên chuyến bay VN0054 từ London về Hà Nội vào ngày 2/3/2020, lây cho 3 người là bác, người giúp việc và lái xe; mở đầu cho cuộc chiến chống dịch với các ca bệnh xâm nhập từ các quốc gia vào Việt Nam.Những ngày sau đó liên tiếp ghi nhận các bệnh nhân đi trên các chuyến bay từ các nước Anh, Pháp, Hàn Quốc... Nhiều người nhận định, nếu như Hà Nội không sớm công khai thông tin, có các biện pháp trấn an người dân và nhanh chóng khoanh vùng dập dịch thì tình hình sẽ vượt qua khỏi tầm kiểm soát.
Ngày 20/3/2020, Bộ Y tế thông báo hai nữ điều dưỡng của Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai mắc bệnh Covid-19 (BN86, BN87), từ đây có tổng cộng 46 bệnh nhân liên quan, trong đó, Công ty Trường Sinh có 27 người (kể cả 1 người nhà nhân viên). Kinh nghiệm của WHO khi dịch Covid-19 tấn công đội ngũ nhân viên y tế và các bệnh viện, chính quyền phải có các giải pháp nhanh, mạnh. Nên nhớ Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế lớn nhất Việt Nam, hàng ngày có từ 4.000 - 5.000 bệnh nhân đến khám và chữa bệnh. Nhưng Hà Nội đã làm rất tốt việc khoanh vùng và cách ly toàn bệnh viện để khống chế ổ dịch lớn ngay tại một trong những địa điểm công cộng lớn nhất Thủ đô.Ngày 6/9, đến lượt Đà Nẵng xuất hiện người bệnh dương tính với virus.Trong 1 tháng chống dịch, Đà Nẵng đã xác định được hơn 60 điểm nóng dịch tễ để tổ chức khoanh vùng dập dịch triệt để. Chỉ trong vòng 1 tháng riêng thành phố Đà Nẵng đã thực hiện xét nghiệm tới 326.000 mẫu bệnh phẩm phục vụ chống dịch – thật là một con số vô cùng ấn tượng, một con số biết nói trong cuộc chiến chống dịch của Đà Nẵng.Trong hai ngày (29 và 30 - 11), tại TP Hồ Chí Minh phát hiện 2 ca nhiễm COVID-19 lây nhiễm từ khu cách ly. Nhiều người đã nghĩ đến một kịch bản xuất vào mùa đông năm nay, nhưng từ những kinh nghiệm của Hà Nội, Đà Nẵng chúng ta đã nhanh chóng không chế dịch.5 chiến lược, 4 nguyên tắcWHO đánh giá cao việc Việt Nam đã đề ra và duy trì 5 chiến lược lớn xuyên suốt, nhất quán để phòng chống dịch Covid-19 và đã được chứng minh qua thực tiễn là phù hợp và hiệu quả, cụ thể là: “Chiến lược ngăn chặn; chiến lược phát hiện; chiến lược cách ly; chiến lược khoanh vùng dập dịch và chiến lược điều trị hiệu quả”. Trong chống dịch tại thực địa thì việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo “chiến lược phát hiện; chiến lược cách ly và chiến lược khoanh vùng dập dịch” là hết sức quan trọng, đóng vai trò then chốt cho công tác chống dịch.WHO cũng đánh giá nguyên tắc 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ; chỉ huy tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) được cho là chuẩn mực của mô hình chống dịch của các quốc gia mà điều kiện kinh tế còn khó khăn. WHO, cộng đồng quốc tế đánh giá cao và cho rằng Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh, có cách làm đúng, kịp thời, hiệu quả, chi phí thấp. Trong đó, những kinh nghiệm phòng, chống dịch của Hà Nội đã sớm được Chính phủ, Bộ Y tế đúc rút và triển khai ra cả nước, góp phần hạn chết đến mức thấp nhất.Khác với nhiều quốc gia, trong đại dịch Covid-19, tình người trong hoạn nạn một lần nữa được nhân lên. Với quyết tâm “Không có ai bị bỏ rơi”, chúng ta đã không để bất cứ người dân nào bị đứt bữa hay chết đói ngay cả trong thời điểm cách ly toàn xã hội. Hàng loạt “Siêu thị 0 đồng”, “ATM gạo” và hàng loạt phong trào nhân đạo khác đã giúp cho Việt Nam tự tin đi qua đại dịch mà không một đồng bào nào lẻ loi.Việt Nam “chống dịch như chống giặc” nhưng vẫn quan tâm phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, trật tự xã hội và đặc biệt đã tổ chức thành công các đại hội các cấp. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2020, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mức 2,4% và là một trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người, đó là: Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc.IMF đánh giá: “Thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cho thấy một minh chứng điển hình về cách một quốc gia đang phát triển có thể chống lại đại dịch, đem đến một bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác”.
Bài học kinh nghiệm 1. Sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, thống nhất chỉ đạo xuyên suốt của các cấp ủy Đảng, Chính phủ, sự nỗ lực triển khai của chính quyền các cấp. 2. Triển khai sớm, chủ động và đặc biệt là kiên định biện pháp chống dịch đã đề ra từ đầu, xuyên suốt các giai đoạn, đó là Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng - Dập dịch và nguyên tắc 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ; chỉ huy tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ).3. Truyền thông sâu rộng, tạo được sự tham gia, hưởng ứng tích cực, đồng thuận của người dân trong công tác phòng, chống dịch, hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.4. Sự phối hợp của toàn bộ các Bộ, ngành trong triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt sự phối hợp giữa ngành y tế và công an, quân đội và các ngành liên quan.5. Nâng cao uy tín trường quốc tế thông qua các hoạt động chia sẻ thông tin, đánh giá tình hình. Đồng thời, trao đổi với các quốc gia, tổ chức quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch kịp thời.6. Đảm bảo hậu cần, các trang thiết bị, vật tư tiêu hao, khẩu trang, trang thiết bị phòng hộ. |