Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cả nước có 0,5% bài thi trắc nghiệm thay đổi điểm sau phúc khảo

Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT cho biết, đến 17 giờ ngày 1/8/2019, tất cả 63 Hội đồng thi của 63 tỉnh/TP đã đã hoàn thành việc phúc khảo bài thi và công bố kết quả cho thí sinh (TS).
 Theo Bộ GD&ĐT, có 0,5% bài thi trắc nghiệm thay đổi điểm sau phúc khảo. Ảnh: Phạm Hùng
Số liệu cơ bản về phúc khảo trong toàn quốc được thống kê tổng hợp từ các báo cáo như sau:

Tổng số bài thi đã phúc khảo là 57.639; trong đó tổng số bài thi trắc nghiệm là 40.887. Tổng số bài thi trắc nghiệm có thay đổi kết quả sau phúc khảo là 204 bài thi; chiếm tỷ lệ 0,5%.
Trong đó: 100% các bài thi trắc nghiệm đề nghị được phúc khảo tại 32 Hội đồng thi có kết quả phúc khảo không thay đổi so với kết quả ban đầu. Gần 20 Hội đồng thi chỉ có 1 đến 3 bài thi trắc nghiệm thay đổi kết quả sau phúc khảo. Riêng Hội đồng thi tỉnh Tây Ninh có 62 bài thi trắc nghiệm thay đổi kết quả sau phúc khảo.
Theo Bộ GD&ĐT, nguyên nhân dẫn đến thay đổi điểm sau phúc khảo là do chất lượng của bản in Phiếu trả lời trắc nghiệm không đồng đều dẫn đến máy quét không nhận dạng được chính xác; một số TS tô nhầm số báo danh; một số TS tô sai mã đề thi; một số TS tô mờ đáp án hoặc không tẩy hết đáp án cũ sau khi đã thay đáp án mới trên bài làm.
Kỳ thi THPT Quốc gia có số lượng bài thi trắc nghiệm rất lớn, do đó không thể tránh khỏi các lỗi nói trên. Chính vì vậy, quy chế thi hằng năm đều có quy định cho phép TS được phúc khảo bài thi trắc nghiệm.
Nhận định của Bộ GD&ĐT, năm 2019, công tác phúc khảo đã được các hội đồng thi tổ chức thực hiện đúng quy chế. Kết quả phúc khảo được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và được TS sử dụng để xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2019.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tư tưởng Hồ Chí Minh và phát triển giáo dục trong Kỷ nguyên vươn mình

Tư tưởng Hồ Chí Minh và phát triển giáo dục trong Kỷ nguyên vươn mình

10 May, 02:26 PM

Kinhtedothi – Tư tưởng, minh triết, mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nền giáo dục nhân văn, hiện đại của Việt Nam vượt qua mọi thách thức của thời đại; đồng thời kết hợp với những chủ trương của Đảng ta trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là nội dung ý nghĩa được nhiều chuyên gia cùng thảo luận, chia sẻ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ