80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội, với quy mô 593.428 căn hộ

Kinhtedothi - Chiều 5/3, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản Tống Thị Hạnh thông tin về triển khai Nghiên cứu quỹ nhà ở quốc gia và tình hình phát triển triển nhà ở xã hội trong thời gian vừa qua.
Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản Tống Thị Hạnh thông tin tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025. 

Bà Tống Thị Hạnh cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Bộ Tài Chính đã có kiến nghị Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu thành lập quỹ nhà ở quốc gia theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tuy nhiên đến nay, Chính phủ chưa giao nhiệm vụ chính thức cho Bộ Xây dựng.

“Với trách nhiệm trước Chính phủ, ngay sau khi có kết luận của Tổng Bí thư, Bộ Xây dựng đã giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định hiện hành, đề xuất các giải pháp nghiên cứu thành lập quỹ nhà ở quốc gia, phát triển nhà ở giá rẻ tại các khu đô thị lớn” - bà Tống Thị Hạnh nói. Đồng thời cho biết thêm, Bộ Xây dựng chủ động nghiên cứu khâu quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở để làm sao khi có chỉ đạo chính thức từ Chính phủ và các cấp có thẩm quyền, giao trách nhiệm cho Bộ Xây dựng thì Bộ sẽ khẩn trương xây dựng đề án, đảm bảo trình Chính phủ theo đúng quy định.

Liên quan đến tình hình kết quả phát triển nhà ở xã hội, Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản Tống Thị Hạnh cho biết, đến ngày 21/2/2025, Bộ đã có báo cáo Chính phủ về Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội. Chiều 6/3, Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Về đưa chỉ tiêu phát triển ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, tại Chỉ thị 34 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm.

Về việc lập kế hoạch triển khai Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho người đứng đầu địa phương phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị. Đồng thời yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, TP, lập kế hoạch triển khai cụ thể cho việc triển khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội theo từng năm và từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 đảm bảo nhu cầu của địa phương. Theo tổng hợp sơ bộ, tính đến nay đã có 30 địa phương ban hành kế hoạch triển khai Đề án.

Nhà ở xã hội tại huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Liên quan đến bố trí quỹ đất và quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn hộ, trong đó, 103 dự án hoàn thành với quy mô 66.755 căn hộ; 137 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô 114.618 căn hộ; 415 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 412.055 căn hộ.

Riêng trong năm 2024, cả nước có 28 dự án với quy mô 20.284 căn hộ đã hoàn thành (tăng khoảng 46% so với năm 2023, tương đương khoảng 6.420 căn hộ); 23 dự án với quy mô 25.399 căn hộ đã được cấp phép, khởi công xây dựng (tăng khoảng 13% so với năm 2023, tương đương khoảng 3.000 căn hộ); số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là 113 dự án, tương đương 142.450 căn hộ (tăng khoảng 101% so với năm 2023).

Về nguồn tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, đến thời điểm này đã có 37/63 địa phương gửi văn bản hoặc công bố về danh mục 90 dự án tham gia chương trình với tổng số tiền giải ngân doanh số giải ngân của chương trình đạt 2.845 tỷ đồng gồm 2.580 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 20 dự án và 265 tỷ đồng cho người mua nhà tại 15 dự án.

Bất ngờ về mức giá nhà ở xã hội đã qua sử dụng

Bất ngờ về mức giá nhà ở xã hội đã qua sử dụng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bản tin bất động sản từ 21 – 27/7: Tập thể cũ tăng giá chờ “sóng” cải tạo

Bản tin bất động sản từ 21 – 27/7: Tập thể cũ tăng giá chờ “sóng” cải tạo

27 Jul, 07:50 PM

Kinhtedothi - Sửa đổi thuế chuyển nhượng bất động sản: tiến tới giảm đầu cơ ngắn hạn; Miễn tiền sử dụng đất với các lô liền kề đất ở là chìa khóa cân bằng lợi ích; Tập thể cũ tăng giá chờ đón sóng cải tạo: cần thận trọng khi mua; Thanh tra hàng trăm dự án chậm tiến độ, hiệu quả thấp trên toàn quốc... là những thông tin đáng chú ý trong tuần.

Tập thể cũ tăng giá chờ đón sóng cải tạo: cần thận trọng khi mua

Tập thể cũ tăng giá chờ đón sóng cải tạo: cần thận trọng khi mua

27 Jul, 10:31 AM

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, Hà Nội đang đẩy mạnh tiến độ cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể, chung cư cũ trên địa bàn. Thông tin này đã khiến giá nhiều căn hộ cũ tăng mạnh. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo người mua cần hết sức thận trọng, bởi phân khúc này tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý và thời gian chờ đợi cải tạo có thể kéo dài.

Đầu tư an toàn với bất động sản sẵn sàng bàn giao tại cửa ngõ Tây TP Hồ Chí Minh

Đầu tư an toàn với bất động sản sẵn sàng bàn giao tại cửa ngõ Tây TP Hồ Chí Minh

25 Jul, 08:50 AM

Kinhtedothi - Khẩu vị đầu tư bất động sản đang thay đổi khi nhà đầu tư ưu tiên sản phẩm hiện hữu, pháp lý minh bạch, có thể khai thác ngay để tạo dòng tiền thật thay vì “đặt cược” vào những dự án hình thành trong tương lai. Trong đó, những dự án đã hoàn thiện hạ tầng, pháp lý đầy đủ tại các khu vực giáp ranh TP Hồ Chí Minh như Đức Hòa đang trở thành lựa chọn chiến lược, tiêu biểu là Imperia Grand Plaza Đức Hòa.

Hưng Yên: Điểm sáng an cư phía Đông Hà Nội

Hưng Yên: Điểm sáng an cư phía Đông Hà Nội

25 Jul, 08:45 AM

Kinhtedothi - Quỹ đất nội thành dần thu hẹp, kéo theo thị trường bất động sản leo thang dần thúc đẩy làn sóng dịch chuyển dân cư ra các khu vực vệ tinh giàu tiềm năng. Sở hữu quy hoạch hạ tầng đồng bộ, hiện đại, cùng vị trí kết nối chiến lược, Hưng Yên lộ diện như “thỏi nam châm” bất động sản thu hút nhu cầu an cư.

Miễn tiền sử dụng đất với các lô liền kề đất ở là chìa khóa cân bằng lợi ích

Miễn tiền sử dụng đất với các lô liền kề đất ở là chìa khóa cân bằng lợi ích

23 Jul, 11:03 AM

Kinhtedothi - Luật Đất đai 2024 vừa được thông qua đang mở ra nhiều kỳ vọng về một thị trường bất động sản minh bạch và công bằng hơn. Tuy nhiên, vấn đề định giá đất và tiền sử dụng đất vẫn là mối quan tâm hàng đầu, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, DN và sự ổn định của thị trường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ