Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cả nước có trên 1 triệu em đạt học lực loại giỏi

Kinhtedothi - Địa phương có tỷ lệ học sinh giỏi cao nhất cả nước ở bậc học này là Hải Phòng với 41,8%, tiếp đó là Hà Nội với 40,8%, Thành phố Hồ Chí Minh 38,8%, Đà Nẵng 34,7%.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2013-2014, cả nước có trên 4,94 triệu học sinh bậc trung học cơ sở, trong đó có trên 1 triệu em đạt học lực loại giỏi, chiếm tỷ lệ 22,2%. 

Số học sinh học lực khá chiếm 36,2%; học lực trung bình là 36,3%; 5,1% học sinh học lực yếu và 0,3% em học lực kém.

Địa phương có tỷ lệ học sinh giỏi cao nhất cả nước ở bậc học này là Hải Phòng với 41,8%, tiếp đó là Hà Nội với 40,8%, Thành phố Hồ Chí Minh 38,8%, Đà Nẵng 34,7%.
Địa phương có tỷ lệ học sinh giỏi cao nhất cả nước ở bậc học này là Hải Phòng với 41,8%, tiếp đó là Hà Nội với 40,8%, Thành phố Hồ Chí Minh 38,8%, Đà Nẵng 34,7%.
Ảnh minh họa: Phạm Mai/Vietnam+
Các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng có tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đạt loại giỏi khá cao, chỉ xếp sau các thành phố lớn, như Long An 33,7%; Bến Tre 33,8%; An Giang 30,7%...

Có tỷ lệ học sinh giỏi bậc trung học cơ sở thấp nhất là các tỉnh vùng núi phía Bắc với tỷ lệ chung toàn vùng là 10,9%, trong đó có nhiều tỉnh rất thấp như Hà Giang với 3,5%, thấp nhất cả nước, Lai Châu 4,1%, Sơn La 4,9%...

Bậc trung học phổ thông, cả nước có gần 219.400 em đạt học lực giỏi trên tổng số hơn 2,5 triệu học sinh, đạt tỷ lệ 9,6%; số học sinh đạt học lực khá là trên 973.000 em, đạt tỷ lệ 42,6%; tỷ lệ học sinh học lực trung bình là 39,8%; học lực yếu là 7,59% và học lực kém là 0,37%.

Ở bậc học này, dẫn đầu về tỷ lệ học sinh giỏi là các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 14%, trong đó An Giang là 19,4%, cao nhất cả nước, xếp thứ hai là Vĩnh Long 18,8% và thứ ba là Đồng Tháp với 17,8%. Tỷ lệ này ở Hà Nội là 11,9%; Thành phố Hồ Chí Minh là 15,9%.

Các tỉnh có tỷ lệ học sinh giỏi bậc trung học phổ thông thấp nhất vẫn thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Hà Giang 1,32%; Sơn La 2,25%; Lai Châu 2,3%...

Số liệu về tỷ lệ học sinh giỏi bậc tiểu học chưa được công bố. Ở bậc học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trương bỏ chấm điểm và thay đổi cách đánh giá từ điểm số sang nhận xét mức độ hoàn thành bài học. Cuối năm lớp 5, các học sinh được xác nhận là hoàn thành chương trình tiểu học sẽ đủ điều kiện lên lớp 6.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ