Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cả nước thiếu gần 40.000 giáo viên các cấp

Thủy Trúc
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thông tin từ Bộ GD&ĐT, hiện nay, toàn quốc thiếu 40.000 giáo viên.260 giáo viên THPT.

Sáng nay 2/8, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị Tổng kết năm học 2017 – 2018 triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng các đại biểu đại diện cho các bộ, ban, ngành. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại đầu cầu 63 tỉnh, thành.

 Toàn cảnh hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ ra những thuận lợi trong năm học 2017 – 2018, đó là chất lượng GD&ĐT ở tất cả các bậc học được nâng cao, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp vượt chỉ tiêu ở tất cả các độ tuổi; chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt nhiều thành quả nổi bật; nhiều trường ĐH của nước ta có tên trong bảng xếp hạng khu vực và thế giới….

Bên cạnh những thuận lợi ngành giáo dục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức để thực hiện hiệu quả nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục, rất cần để rút kinh nghiệm: thiếu trường mầm non ở khu công nghiệp; cá biệt có giáo viên, học sinh có hành động gây mất văn hóa, tình trạng lạm thu đầu năm học vẫn còn; việc đổi mới sách giáo khoa chưa đạt yêu cầu đề ra; đề thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 còn có những câu hỏi có độ khó cao…

Trong lĩnh vực nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng, nêu rõ: Việc ban hành các chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý còn chậm. Quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý chưa phù hợp. Vẫn còn tình trạng thừa/thiếu cục bộ giáo viên các môn học, cấp học và tại các địa phương.

Toàn quốc hiện nay thiếu 34.641 giáo viên mầm non và 5.315 giáo viên tiểu học. Nhưng lại thừa 12.165 giáo viên THCS và 4.260 giáo viên THPT.

Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên còn hạn chế, thụ động, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý và dạy học, đổi mới căn bản, toàn diện theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cá biệt, có một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vi phạm các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, vi phạm đạo đứng nhà giáo gây bức xúc xã hội.

Không chỉ thế, công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên còn chưa tốt. Các cơ sở giáo dục ĐH và các trường cao đẳng sư phạm chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ đào tạo, chưa quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên.

Công tác dự báo, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chưa sát với nhu cầu sử dụng, đào tạo bồi dưỡng. <ục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bỗi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo còn nặng về hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đặc biệt, tâm lý ngại đổi mới trong một bộ phận nhà giáo các cấp đã và đang cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá học sinh, sinh viên theo hướng phát triển năng lực người học.