Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các gia đình có con thi lớp 10 tại Hà Nội: Hồi hộp chờ điểm chuẩn

Kinhtedothi - Chiều 26/6, sau khi tra cứu và biết kết quả điểm thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021 - 2022, thí sinh và phụ huynh chuyển sang trạng trái hồi hộp mong ngóng điểm chuẩn của các trường, nhất là của trường mà thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (NV1).
“Điểm chuẩn của Yên Hòa năm nay tầm bao nhiêu điểm?”, “Con mình được 50,5 điểm, có cơ hội đỗ Kim Liên không?”; “Điểm chuẩn của Việt Đức khoảng bao nhiêu?”…; là những câu hỏi băn khoăn của các phụ huynh. Đáp lại đều là những lời khuyên “nên chờ thêm chút thời gian nữa thì sẽ biết!” và những lời đồng cảm của các phụ huynh khác.
 Thí sinh vượt mưa lớn tại kỳ thi lớp 10 công lập 
Anh Lê Việt Quang, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy phấn khởi cho biết: “Con gái đạt 51,5 điểm và đăng ký NV1 trường THPT Yên Hòa. Theo nhận xét của mọi người thì điểm đó khả năng cao sẽ đỗ NV1 nên cả nhà rất hồi hộp mong điểm chuẩn. Nếu đạt như ý nguyện của con thì đó là niềm hạnh phúc lớn của cả nhà”.
“Xem điểm con gái được 46,65 điểm trong khi con chỉ đăng ký NV là trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy) và nguyện vọng khác là trường THPT công lập tự chủ tài chính Phan Huy Chú (quận Đống Đa). Con xác định trường Yên Hòa thì không đỗ nhưng trường Phan Huy Chú mọi năm lấy điểm cũng rất cao; trong khi chỉ tiêu tuyển ít (tuyển tổng 350 chỉ tiêu bao gồm: Xét theo học bạ 120 chỉ tiêu; còn lại xét theo điểm chuẩn 230 chỉ tiêu). Do vậy, giờ cả nhà rất ngóng điểm chuẩn để giả dụ không đỗ NV2 còn tính các trường khác cho con và hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong dự phòng của gia đình”- chị Nguyễn Minh Hạnh, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho hay.
 Kỳ thi lớp 10 năm nay là kỳ thi rất đặc biệt và nhiều cảm xúc
Anh Nguyễn Quang Việt, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội bày tỏ: “Từ chiều tới giờ, cả gia đình sốt ruột điểm của cậu con trai cả. Sau khi tra cứu, điểm xét tuyển của con chỉ gần 40 điểm. Vì thuộc khu vực tuyển sinh số 4 Hoàng Mai- Thanh Trì nên NV1 của con đăn ký vào trường THPT Việt Nam Ba Lan- mọi năm lấy điểm chuẩn tầm 37- 38 điểm nên con khó đạt. NV2 là trường THPT Nguyễn Quốc Trinh- khả năng con đạt nhưng cả nhà giờ đang mong điểm chuẩn để nộp vào trường THCS&THPT Tạ Quang Bửu; tuy nhiên năm trước trường này lấy điểm khá cao. Trường hợp không đạt, con sẽ học trường THPT Đoàn Thị Điểm vì mẹ đã nộp hồ sơ và con đạt điểm xét vào trường”.
Đêm qua, với gia đình có con vừa thi vào lớp 10 công lập là một đêm hồi hộp đến khó ngủ bởi mong ngóng điểm chuẩn các trường con đã đăng ký NV và đỗ vào trường đăng ký NV1 là niềm mong đợi nhất của tất cả các gia đình.
Căn cứ vào điểm đạt được của con và đối chiếu với khung điểm chuẩn của các năm trước, mỗi gia đình đều áng chừng, đoán điểm chuẩn năm nay và có cho mình những tính toán riêng.
 Đỗ NV1 là mong muốn của các học sinh và gia đình
So với trước đây, ít thấy tâm lý nặng nề của phụ huynh và học sinh bởi dựa vào năng lực của con cùng khả năng tài chính của gia đình; nhiều nhà đã có những hướng học mới, có thể là NV2, NV3 hoặc các trường THPT công lập tự chủ tài chính và trường ngoài công lập. Bên cạnh đó, với mức điểm thấp hơn nữa, nhiều bố mẹ cũng tính đến việc nộp hồ sơ cho con vào các trung tâm giáo dục thường xuyên- giáo dục nghề nghiệp và các trường nghề.
“Không đạt được điểm vào công lập thì tôi sẽ có hướng cho con học nghề- đó cũng là nguyện vọng của con. Tôi nghĩ rằng học trường nào không quan trọng bằng việc chọn môi trường thực sự phù hợp với con bởi khi yêu thích thì con sẽ chủ động phấn đấu để lựa chọn những hướng đi sáng cho tương lai của chính mình….” - anh Lê Quang Việt, trú tại huyện Chương Mỹ, có con đạt dưới 20 điểm bộc bạch.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ