Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các loại vaccine cần tiêm trước khi mang thai

Kinhtedothi - Tiêm phòng trước khi mang thai giúp phòng ngừa rất nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng xấu tới con bạn. Tuy nhiên, thực tế rất ít phụ nữ biết sự cần thiết của tiêm phòng trước khi mang thai. Vậy trước khi mang thai phụ nữ cần tiêm loại vaccine nào?
Vaccine Sởi - Rubella 

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bị nhiễm Rubella sẽ lây cho thai nhi gây ra sẩy thai hoặc nhiều dị tật bẩm sinh cho trẻ như mù, điếc, suy dinh dưỡng bào thai, tật ở tim... Do vậy, trước khi mang thai ít nhất ba tháng, phụ nữ nên đi tiêm phòng Rubella.  

Không tiêm phòng vaccine Rubella cho các trường hợp: Dị ứng với thành phần của thuốc, suy giảm miễn dịch; thận trọng khi có tiền sử dị ứng trứng, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, có thai. Tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm. 

Vaccine Viêm gan siêu vi B 

Viêm gan siêu vi B (VGSVB) được lây truyền chủ yếu qua các đường: từ mẹ truyền sang con, truyền máu, thực hành tiêm truyền không an toàn, quan hệ tình dục.

 
Tiêm phòng cho phụ nữ trước khi mang thai là cần thiết. Ảnh minh họa.
Tiêm phòng cho phụ nữ trước khi mang thai là cần thiết. Ảnh minh họa.
Theo thống kê cho thấy, nếu mẹ mang thai bị VGSVB trong ba tháng đầu của thai kỳ thì tỉ lệ lây truyền bệnh cho trẻ sơ sinh không đáng kể nhưng nếu mẹ bị VGSVB trong ba tháng giữa, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 10%-20%, nguy cơ này tăng lên đến 90% nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong ba tháng cuối của thai kỳ. Phụ nữ có thể bị nhiễm VGSVB trước hoặc bất kỳ lúc nào trong thời gian mang thai. Do vậy, phụ nữ nên tiêm chủng vắc xin phòng VGSVB trước khi mang thai để tránh lây truyền cho con. 

Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng VGSVB nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm. Cũng có thể xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng để có thêm dữ liệu về nguy cơ của người vợ, tình trạng nhiễm viêm gan B của chồng.

Vaccine Cúm 

Bệnh cảm cúm dễ chữa, dễ khỏi nếu bạn điều trị đúng thuốc, giữ vệ sinh trong thời gian lây bệnh. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai bị nhiễm cúm, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Do vậy, để phòng tránh rủi ro, chị em cần tiêm phòng cúm trước khi mang thai. 

Phụ nữ cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang thai để phòng tránh những cơn cúm trong thời gian mang thai và nhất là phòng tránh dị tật thai khi bị cúm trong ba tháng đầu. 

Vaccine Thủy đậu 

Đối với phụ nữ đang mang thai thì mối nguy hại của bệnh thủy đậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, cụ thể khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong năm tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virut gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở. Do vậy, trước khi mang thai phụ nữ nên tiêm phòng bệnh thủy đậu một lần duy nhất và ít nhất ba tháng sau đó mới nên có em bé. 

Không tiêm vắc xin thủy đậu cho các trường hợp: quá mẫn với thành phần của thuốc, có thai, suy giảm miễn dịch, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, thận trọng 2 ngày trước tiêm khi bị dị ứng, co giật. Nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm. 

Các xét nghiệm nên làm trước khi mang thai

– Xét nghiệm máu: Xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh. 

– Xét nghiệm hóa sinh máu: Xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận. 

– Xét nghiệm nước tiểu: Tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn … trong nước tiểu. 

– Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con. 

– Siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng. 

– Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 35 tuổi. 

– Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung. 

– Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho hệ thống chính quyền mới trước ngày 15/6

Bắc Ninh gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho hệ thống chính quyền mới trước ngày 15/6

14 May, 09:29 PM

Kinhtedothi-Ngày 14/5, tại phiên họp thường kỳ tháng 5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh: từ nay đến ngày 15/6 là giai đoạn cao điểm, mang tính quyết định để tỉnh hoàn tất toàn bộ công tác chuẩn bị cho việc vận hành hệ thống chính quyền mới, nhằm bảo đảm hoạt động hành chính liên tục, hiệu quả, không gián đoạn trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng thăm Thượng tá cảnh sát bị thương khi chữa cháy

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng thăm Thượng tá cảnh sát bị thương khi chữa cháy

14 May, 06:42 PM

Kinhtedothi - Ngày 14/5, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP (CATP) Hà Nội, cùng chỉ huy một số phòng chức năng của CATP đã đến bệnh viện thăm hỏi, động viên Thượng tá Nguyễn Lê Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu (PCCC &CNCH) hộ bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Phú Thọ chuẩn bị chỗ ở cho hơn 4.400 cán bộ từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau sáp nhập tỉnh

Phú Thọ chuẩn bị chỗ ở cho hơn 4.400 cán bộ từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau sáp nhập tỉnh

14 May, 06:36 PM

Kinhtedothi- Ngày 14/5, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang chủ trì hội nghị nghe các sở, ngành báo cáo phương án bố trí nhà ở lưu trú cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình, chuẩn bị cho việc sáp nhập 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ