Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các ngân hàng đồng loạt đổi tên

KTĐT - Không chỉ có các ngân hàng nông thôn chuyển lên đô thị mới phải đổi tên, cả nhà băng vốn ở thành phố giờ cũng thay tên gọi. Đằng sau việc thay tên họ là chuyện đổi chủ sở hữu.

KTĐT - Không chỉ có các ngân hàng nông thôn chuyển lên đô thị mới phải đổi tên, cả nhà băng vốn ở thành phố giờ cũng thay tên gọi. Đằng sau việc thay tên họ là chuyện đổi chủ sở hữu.

Vài năm trước đây, giới ngân hàng đột nhiên xuất hiện những cái tên mới dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc đó chưa cấp phép thêm cho nhà băng nào. Trong số đó phải kể đến Ngân hàng cổ phần Toàn cầu (G-Bank), Ngân hàng cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Ngân hàng cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng cổ phần Miền Tây (Western Bank)…

Trước khi có "cái áo" thành thị, những nhà băng nói trên đều có tên nông thôn như G-Bank tên trước đó là Ngân hàng nông thôn Ninh Bình, PG Bank nguyên là Ngân hàng nông thôn Đồng Tháp Mười…. G- Bank sau này còn tiếp tục đổi tên thành GP Bank sau khi thành phần cổ đông lại thay đổi.

Phó tổng giám đốc một ngân hàng thuộc nhóm này cho biết: “Thực chất của việc thay tên là do đổi chủ sở hữu. Các cổ đông mới không muốn ngân hàng của mình mang cái tên quê mùa bởi như vậy sẽ khó làm ăn lớn”.

Cựu thành viên hội đồng quản trị của một ngân hàng nông thôn được đổi tên thì bình luận: “Cái này cũng tương tự như việc một cô thôn nữ lên thành phố thì không thể giữ tên là Mít hay Ổi được. Cô gái thành thị cần có tên Lan, Huệ, Hương… gì đó mới hợp. Ngân hàng nông thôn chuyển lên đô thị cũng giống hệt như thế”.

Với ngân hàng cổ phần Miền Tây (Western Bank), sau lần đổi tên để chuyển lên đô thị (từ Ngân hàng Cờ Đỏ), nhà băng này tiếp tục đổi tên thành Ngân hàng Phương Tây để thể hiện định hướng chiến lược trong việc mở rộng phạm vi hoạt động.

Lãnh đạo của một ngân hàng từng thay đổi tên giống Western Bank nhận xét: “Cái tên Ngân hàng cổ phần Miền Tây sẽ không giúp ngân hàng có được sự quan tâm của khách hàng tại Hà Nội hoặc TP HCM, Hải Phòng… Vì thế, đổi thành Phương Tây là để sửa sai cho lần đổi tên trước đó”. Sau khi thay đổi, tên tiếng Anh của ngân hàng vẫn được giữ nguyên là Western Bank.

Không chỉ có ngân hàng nông thôn khi chuyển lên đô thị mới phải đổi tên mà nhà băng thành phố cũng thay đổi. Mới đây nhất, Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được đổi tên thành Ngân hàng cổ phần Việt Nam Thịnh vượng. Không giống như Ngân hàng Phương Tây, VP Bank chỉ giữ nguyên tên viết tắt bằng tiếng Anh, còn tên đầy đủ được thay đổi thành Vietnam Prosperity Joint - Stock Commercial Bank.

Nguồn tin từ ngân hàng này cho biết, việc thay tên cũng bắt nguồn từ việc cổ đông lớn thay đổi. Nhóm cổ đông mới đến từ hội đồng quản trị của một ngân hàng cổ phần khác muốn tạo ra một cuộc cách mạng tại đây và bước đầu tiên là thông báo sự thay đổi của tên gọi.

Bên cạnh các vụ đổi tên do thay chủ sở hữu, việc một cổ đông lớn tăng tỷ lệ nắm giữ cũng là nguyên nhân dẫn tới việc chuyển đổi diện mạo của ngân hàng. Khoảng hơn một năm gần đây, một ngân hàng cổ phần đô thị trước chỉ thuộc dạng trung bình bỗng tăng trưởng khá tốt và công bố quyết định thay đổi nhận diện thương hiệu.

Nguồn tin từ nhà băng này cho biết, các thay đổi quan trọng tại đây bắt nguồn từ việc một cổ đông lớn mua gom cổ phiếu, tăng tỷ lệ nắm giữ và trở thành người chi phối các quyết định quan trọng.

Cựu tổng giám đốc một ngân hàng được chuyển từ nông thôn lên thành thị cho biết: “Với các ngân hàng cổ phần, khi chủ sở hữu thực sự thay đổi thì việc thay tên, đổi nhận diện thương hiệu… là một tín hiệu tích cực được phát đi tới mọi người. Sau khi thay đổi chủ sở hữu và đổi tên, phần lớn các ngân hàng đều hoạt động có hiệu quả hơn”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ