Các nhà máy lọc dầu châu Á đạt lợi nhuận kỷ lục

Thu Hiền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các nhà máy lọc dầu châu Á đang thu lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay do nhu cầu nhiên liệu tăng cao khi nhiều nền kinh tế phục cố gắng hồi sau đại dịch Covid-19.

Biên lợi nhuận cho một nhà máy lọc dầu phức hợp ở Singapore, đồng thời cho các nhà máy lọc dầu châu Á, đạt hơn 20 USD/thùng vào thứ ngày 27/4. Chênh lệch giá xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay lần lượt đạt mức cao mới là 22 USD, 46 USD và 36 US/thùng trong bối cảnh bùng nổ vận tải khi nhiều nền kinh tế giảm bớt các hạn chế Covid-19.

Châu Âu đang cố tăng cường nhập khẩu nhiên liệu từ châu Á để thay thế chỗ trống mà Nga để lại. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn khan hiếm sau khi xuất khẩu nhiên liệu từ Trung Quốc giảm và dòng chảy thương mại dầu của Nga bị gián đoạn do các lệnh trừng phạt quốc tế.

Tỷ suất lợi nhuận cao sẽ mang lại lợi nhuận cho các nhà máy lọc dầu định hướng xuất khẩu như SK Energy và S-Oil Corp của Hàn Quốc, cũng như Formosa Petrochemical Corp của Đài Loan. Tuy nhiên, các nhà máy lọc dầu châu Á có thể không còn chỗ để “vắt kiệt” thêm nhiên liệu vì hầu như đã hoạt động hết công suất.

Biên lợi nhuận lọc dầu châu Á đạt mức cao nhất mọi thời đại do nguồn cung khan hiếm, nhu cầu phục hồi. Ảnh: REUTERS
Biên lợi nhuận lọc dầu châu Á đạt mức cao nhất mọi thời đại do nguồn cung khan hiếm, nhu cầu phục hồi. Ảnh: REUTERS

Sản lượng dầu thô tháng 3 của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 và dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm do giá dầu thô tăng mạnh đã làm giảm biên lợi nhuận và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 chặt chẽ tại các thành phố lớn làm ảnh hưởng đến tiêu thụ nhiên liệu.

Moscow đã chịu ảnh hưởng xuất khẩu do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, trong khi Nga là nước xuất khẩu dầu và dầu thô hàng đầu thế giới. Điều này khiến nguồn cung cấp dầu diesel và nguyên liệu thô như dầu chân không bị hạn chế trong khi mùa tiêu thụ cao điểm như lễ hội Eid al-Adha của người Hồi giáo toàn thế giới vào tháng 5 và kì nghỉ mùa hè của Mỹ sắp bắt đầu.

Theo một doanh nghiệp tại Singapore, nguồn cung cấp khí đốt của Nga có khả năng giảm trong tương lai, EU cũng không có đủ nguồn cung cấp khí đốt cho các ngành công nghiệp và nhà máy điện, nhu cầu về dầu diesel cũng dự kiến sẽ tăng lên. Tỷ suất lợi nhuận của dầu diesel và xăng dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa.

Nhập khẩu dầu diesel của châu Âu từ châu Á, Trung Đông và Hoa Kỳ sẽ đạt mức cao nhất trong gần 3 năm vào tháng 4 này. Các nhà máy lọc dầu của Mỹ cũng đang ưu tiên sản lượng dầu diesel hơn xăng vì dự trữ sản phẩm chưng cất đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2008.

Nga đã chính thức cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria hôm 27/4 vì hai quốc gia này từ chối thanh toán bằng đồng rúp, nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt đối với cuộc xung đột ở Ukraine.