Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Các trường cân nhắc khi chọn mức tối thiểu!”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - 3 mức điểm chuẩn tối thiểu vào ĐH và 1 mức vào CĐ sẽ tạo điều kiện cho các trường khẳng định thứ hạng cũng như đảm bảo chất lượng nguồn tuyển.

“Các trường cân nhắc khi chọn mức tối thiểu!” - Ảnh 1
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ với báo chí ngay sau khi Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ năm 2014 họp và công bố các mức điểm chuẩn cơ bản vào ĐH, CĐ năm 2014, cách đây ít phút.

Thưa thứ trưởng, 3 mức xét tuyển khác nhau đối với bậc ĐH và 1 mức xét tuyển đối với bậc CĐ có là phức tạp, trong khi chúng ta chỉ cần một mức tối thiểu đảm bảo chất lượng đầu vào cho việc tuyển sinh ĐH, CĐ?

Mọi năm chúng ta chỉ có 1 mức điểm sàn. Đối với những trường top trên, tuyển được số thí sinh sinh lớn không quan tâm đến việc này nhiều. Nhưng nhóm trường trung bình, nhóm trường đang phát triển thường
3 mức điểm xét tuyển cơ bản hệ ĐH bao gồm:
Khối A: Mức 3: 13 điểm, Mức 2: 14 điểm - Mức 1: 17 điểm
Khối A1: 13 điểm - 14 điểm - 17 điểm
Khối B: 14 điểm - 15 điểm -18 điểm
Khối C: 13 điểm - 14 điểm - 17 điểm
Khối D: 13 điểm - 14 điểm - 17 điểm
Đối với hệ CĐ chính quy, có 1 mức điểm xét tuyển cơ bản: Khối A: 10 điểm, khối A1: 10 điểm, khối B: 11 điểm, khối C 10 điểm, khối D: 10 điểm.  
lấy từ điểm sàn trở lên dẫn đến hiện tượng có trường dư thí sinh, có một số trường không đủ nguồn tuyển. Điều này dẫn đến thiệt thòi cho thí sinh. Đó là thí sinh đăng ký không đúng vào trường thì bị trượt. Các trường  top trung bình không tuyển được thì các em hết cơ hội để nộp vào các trường đang phát triển.

Do đó năm nay, Bộ GD&ĐT và Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào quyết định chia làm 3 mức xét tuyển cơ bản, trên nguyên tắc lấy trung vị của kết quả phổ điểm làm chuẩn, rồi điều chỉnh các mức xét tuyển cho phù hợp, để thí sinh có thể vào học được ĐH, CĐ,  và các trường đảm bảo được chất lượng nguồn tuyển.

Có ý kiến cho rằng 3 mức điểm là không cần thiết vì trường top trên và top giữa vẫn có quyền lựa chọn điểm xét tuyển ở mức tối thiểu để đảm bảo an toàn. Thứ trưởng có ý kiến gì về việc này?

Khi ta cho các trường tự chủ trong tuyển sinh, họ rất cân nhắc về mặt đảm bảo uy tín chất lượng và đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh. Vì vậy, các trường khi chọn mức này (tối thiểu-pv) thì cân nhắc: nếu dưới đó 0,5 điểm thì rơi vào top khác, xã hội sẽ đánh giá về chất lượng và uy tín của nhà trường. Do đó dẫn đến tình trạng  tìm việc làm của SV sau khi tốt nghiệp sẽ khó khăn. Cho nên các trường sẽ cân nhắc để làm sao nâng cao uy tín chất lượng, sẽ cạnh tranh nhau để tuyển ở các mức cao, mặc dù có thể thiếu vài chỉ tiêu, Các trường chọn mức cao thì năm sau sẽ thu hút được nhiều thí sinh hơn.

Với các mức điểm xét tuyển cơ bản khác nhau, Bộ có quy định các mức xét tuyển bắt buộc cho các trường để tạo ra nền nếp trong công tác tuyển sinh?

Hiện nay, Bộ đang xây dựng dự thảo nghị định phân tầng xếp hạng các trường ĐH. Tiêu chí chất lượng đầu vào của thí sinh vào các trường cũng là một khâu trong những tiêu chí quan trọng để xếp hạng. Vì vậy, qua việc chúng ta chia làm 3 mức xét tuyển cơ bản cũng là cách tập dượt cho các trường ý thức được việc xếp hạng rất quan trọng trong tương lai. Bởi nếu anh tuyển nhóm HS top cao, thì uy tín tốt hơn, xếp thứ hạng cao hơn và tạo ra sức hút cho những năm sau. Khi chúng ta ban hành tiêu chí phân tầng xếp hạng, các trường muốn giữ được vị trí của mình ở thứ hạng cao thì luôn phải tuyển thí sinh top cao. Như vậy chất lượng mới đảm bảo.

Thưa Thứ trưởng, làm thế nào để thí sinh nắm được toàn cảnh các trường để đăng ký xét tuyển nguyện vọng sau?

Khi Bộ GD&ĐT công bố các mức xét tuyển, các trường sẽ thông báo mức xét tuyển nguyện vọng 1. Sau khi công bố nguyện vọng 1, các trường thông tin xét tuyển nguyện vọng 2. Các em quan tâm đến trường nào thì nên theo dõi kỹ trường ấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của trường. Cho nên các em không có gì để lo lắng.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!