Không biết thích ứng như thế nàoCEO Nguyễn Đình Hùng chia sẻ, khi nghe các chuyên gia nước ngoài giới thiệu về CMCN 4.0, DN khá mơ hồ, không hiểu bản chất là gì. Thực chất, hầu hết họ truyền thông để bán hàng, bán máy móc thiết bị, bán chíp, chuyển giao công nghệ, bán robot... Điều đó càng khó cho DN khi biết CMCN 4.0 đang đến gần, nhưng không hiểu rõ bản chất và phải ứng dụng như nào.
Trong đó, DN cứ nghĩ "vạn vật kết nối", "ứng dụng IOD", "trí thức nhân tạo" thì phải ứng dụng cái gì trong đấy... “Tất cả những điều đó gây khó khăn cho DN khi không biết phải bắt đầu từ đâu. DN nhận thức được có cái đích đang đến nhưng họ không biết phải thích ứng như thế nào” – ông Hùng nói.
Trong cuộc CMCN lần thứ nhất, cầu quá lớn nhưng cung không đủ thì khi có động cơ đốt trong làm tăng năng suất DN có lợi thế. Khi có cuộc CMCN lần thứ hai, điện làm tăng năng suất lao động song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Đến cuộc CMCN lần thứ ba, liên quan đến máy tính và robot, khi năng suất mới tăng khủng khiếp thì cầu lại ít hơn cung, dẫn đến việc DN phải đổ bỏ sản phẩm. Lúc này, giá trị người bán tăng lên và khi hội nhập toàn cầu thì cái quyết định thị trường không phải người sản xuất mà là người bán hàng. Mấu chốt của cuộc CMCN 4.0 đến từ bán hàng, là người kiểm soát được đầu bán. Ông Hùng dẫn chứng, các tập đoàn lớn đang có hiện tượng "xâm chiếm" đầu bán thông qua internet, siêu thị, chỉ cần thâu tóm toàn bộ các kênh bán hàng online, chuỗi bán hàng như Metro, BigC... là có khách hàng. Tức là khi một gã khổng lồ “xâm chiếm” được đầu bán thì sẽ "bóp chết" các nhà sản xuất. “Một quốc gia không xác định được lợi thế quốc gia thì cũng không thành công. Một DN nếu không xác định được lợi thế cạnh tranh thực sự của mình ở đâu thì không thể phát triển. Một ngành nghề cũng như vậy, nó khiến cuộc cạnh tranh này cực kỳ khốc liệt” – CEO Nguyễn Đình Hùng chỉ ra. Tăng tính liên kếtĐể có thể đáp ứng được với cuộc CMCN 4.0, ông Hùng cho rằng, DN cần tích lũy lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Thứ nhất, tích lũy về thương hiệu và DN nhỏ không làm được thì cần liên minh DN lớn. Chẳng hạn, sản phẩm dù chất lượng tốt không bán được, DN liên minh với Alibaba, gắn thương hiệu Alibaba thì lập tức sẽ có người biết đến và có khách hàng. Nếu ở Việt Nam xây dựng một thương hiệu đủ mạnh của một công ty, hay hiệp hội nào đó đảm bảo chất lượng, uy tín và giá phù hợp thì thương hiệu đó có thể cạnh tranh toàn cầu. Thứ hai, liên minh về chuỗi cung ứng, để giảm giá thành tăng lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn trong liên minh, DN nào mạnh mặt nào thì làm mặt đó, phân khúc tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh sẽ có tính chuyên nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất...Đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, theo CEO Nguyễn Đình Hùng không thể cứ ưu tiên mãi, bởi người tiêu dùng vẫn có xu hướng chọn mặt hàng có chất lượng tốt, giá thành tốt để mua. Vì vậy, nếu DN biết cách thì sẽ làm được. Còn nếu không đoàn kết lại với nhau, tạo thành chuỗi thì DN nhỏ không làm được vì đối tượng này không thể xây dựng thương hiệu được, nhất là hàng tiêu dùng sẽ cực kỳ tốn kém. “Chỉ đặt lợi ích của mình lên trên thì sẽ khó phát triển. DN nên xác định được mặt mạnh của mình để làm, mặt yếu đi thuê ngoài, kể cả thuê DN nước ngoài nếu họ làm tốt... đừng ôm tất cả mới có khả năng cạnh tranh” – CEO Nguyễn Đình Hùng nói.
"Thực tế cho thấy, khi cuộc CMCN 4.0 xảy ra thì cội nguồn của nó có xuất phát điểm từ internet. Đó là mạng kết nối và làm thế giới phẳng toàn cầu và cao trào là cạnh tranh toàn cầu. Đối với DN không chỉ cạnh tranh trong một địa bàn nhỏ, một tỉnh, thành nào đó nữa mà là cạnh tranh toàn cầu. Và muốn cạnh tranh thì DN phải có thương hiệu của DN, sản phẩm chất lượng tốt và giá cả phải cạnh tranh." - CEO EDX Nguyễn Đình Hùng |