Xu thế tất yếu
Hầu như tất cả các đô thị hiện đại đều phải trải qua quá trình xây dựng hạ tầng giao thông đô thị rất kỳ công. Khi hạ tầng giao thông đô thị đồng bộ, phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) tiện lợi, tự khắc người dân sẽ từ bỏ xe cá nhân. Việc sử dụng phương tiện VTHKCC luôn gắn liền với hình thức đi bộ và đi xe đạp, bởi quãng đường kết nối thường khá ngắn (không vượt quá 1km). Điều này làm cho giao thông không bị ùn tắc, phương tiện VTHKCC không bị xe cá nhân “lấn đường”, sẽ chạy đúng giờ và ổn định.
Đây là xu thế tất yếu. Nhìn ra thế giới, Bangkok (Thái Lan) hiện là một trong 10 TP có tình trạng UTGT tồi tệ nhất thế giới. Do đó, một trong những kế hoạch được chính quyền TP đặt ra nhằm giảm thiểu tình trạng UTGT là khuyến khích người dân đi xe đạp. Hiện, ở Bangkok có khoảng 150.000 người sử dụng xe đạp, phần lớn dùng xe đạp đi mua sắm, đi làm hay thể dục. Do vậy, theo các chuyên gia, cái cần để Bangkok hay bất kỳ TP nào thoát khỏi cơn ác mộng UTGT đó chính là văn hóa giao thông. Việc thay đổi đầu tiên nên bắt đầu từ ý thức của người dân, tôn trọng quyền sử dụng không gian công cộng của người khácHiện nay, tại Hà Nội, hệ thống xe buýt đã và đang phủ khắp các quận, huyện. Ở nội thành hầu như đường nào cũng có xe buýt chạy qua, người dân ở trong các ngõ đi ra đường bắt xe buýt dài nhất cũng không quá xa, cơ hội lý tưởng để đi bộ thể dục mỗi ngày, đặc biệt đối với giới văn phòng, công sở. Hơn thế, đi xe đạp và đi bộ giúp giảm thải ô nhiễm môi trường, giúp cải thiện bầu không khí tại các đô thị. Tại các huyện, hầu hết các trung tâm xã đều được kết nối xe buýt hiện đại, người dân có thể sử dụng xe đạp thong dong 10 - 15 phút để đến điểm xe buýt. Hệ thống đường sắt trên cao cũng đang dần đi vào hoàn thiện, trong đó tuyến Cát Linh - Hà Đông dự kiến sẽ hoạt động vào cuối năm nay. Đây chính là xu thế văn minh của giao thông đô thị mà đi kèm với đó là đi bộ và đi xe đạp.Tạo dựng hành lang thông thoángĐể người dân tự đi xe đạp, đi bộ trong thời kỳ hệ thống giao thông công cộng đang hoàn thiện, nhất thiết phải tạo ra điều kiện tốt nhất để thu hút. Đối với xe đạp, nên vạch các làn đường riêng trên đường để không phải cạnh tranh với các phương tiện khác, tạo sự an toàn khi lưu thông. Các cơ quan nhà nước, DN nên tặng xe đạp tại các chương trình khuyến mại, quà tặng, phần thưởng cuối năm cho nhân viên của mình. Ngoài ra, các điểm trung chuyển xe buýt lớn, các khu đô thị, đông dân cư cần khai thác các bãi trông xe đạp cho người dân gửi, tiện lợi để kết nối với xe buýt. Không chỉ là phương tiện kết nối giao thông công cộng, mà xe đạp nên được tuyên truyền rộng rãi để sử dụng đi trong các quãng đường ngắn (dưới 5km). Với đặc điểm nhiều ngõ ngách ở nội thành Hà Nội, xe đạp là một phương tiện đáng được lưu tâm khi chiếm diện tích nhỏ và đặc biệt không như xe máy khó quay đầu, dễ tắc đường và dễ xảy ra va chạm.Ngoài việc các cơ quan chức năng tạo điều kiện để kích thích người dân đi xe đạp, đi bộ, thì khâu tuyên truyền sâu rộng, toàn diện đóng một vai trò lớn. Phải làm sao cho người dân thấy được đi xe đạp, đi bộ ở đô thị là văn minh, là xu thế tất yếu.Đối với đi bộ, việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ là yếu tố tiên quyết. Vỉa hè là của người đi bộ nhưng khi lượng xe cá nhân tăng quá nhanh những năm gần đây, vỉa hè đã bị chiếm dụng thành bãi đỗ xe của mỗi cửa hàng kinh doanh. Người đi bộ phải đi xuống lòng đường rất nguy hiểm..Đối với các hộ kinh doanh mặt đường, cần quy định rõ diện tích được để xe. Đây nên là việc làm thường xuyên, liên tục, bởi nếu dừng quản lý, người dân rất dễ tái phạm. Vì thế, cần giao trực tiếp cho chính quyền các phường, xã quản lý và thực hành nhiệm vụ này.
Mỗi người dân cũng cần có tầm nhìn chiến lược hơn cho cộng đồng và cũng là cho mình, tự sắm cho mình một chiếc xe đạp; tích cực đi bộ ra điểm xe buýt. Việc làm tuy nhỏ nhưng hợp lực của toàn xã hội sẽ tạo ra sức mạnh cực kỳ to lớn. |