Cách nào giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nhựa ở đô thị?

Với mục tiêu trên, chiều 7/3, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến: Mô hình, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm chất thải nhựa tại các đô thị. Tham gia buổi tọa đàm có Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Tạ Đình Thi, cùng nhiều đại biểu là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong lĩnh vực môi trường.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa, sự gia tăng dân số, cùng với thói quen sinh hoạt và ý thức của con người khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, trở thành vấn đề đáng lo ngại.
Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm, nhất là ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nhựa tại các đô thị là việc làm cấp bách mà nhiều quốc gia phải đối mặt, trong đó có Việt Nam.
Một trong những giải pháp giảm ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nhựa ở đô thị chính là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân là vấn đề quan trọng. Trong đó, việc huy vai trò của báo chí trong công tác truyền thông, phổ biến các giải pháp có ý nghĩa rất lớn.
Tọa đàm trực tuyến “Mô hình, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm chất thải nhựa tại các đô thị” được tổ chức nhằm đánh giá tổng thể và toàn diện về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và những tồn tại, khó khăn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm; đề xuất kiến nghị các giải pháp quản lý tốt hơn chất thải rắn sinh hoạt và giảm thải chất thải nhựa tại các đô thị, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy khẳng định, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và đưa đến nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Trong đó, rác thải rắn sinh hoạt và rác thải nhựa đang trở thành vấn đề nan giải mà nhiều quốc gia phải đối mặt, trong đó có Việt Nam.
“Đứng trước những tác động tiêu cực của chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nhựa tại các đô thị, chúng ta đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm” - ông Phan Xuân Thủy nói và nhấn mạnh rằng, thiểu rác thải nhựa là một trong những hoạt động quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường ở cuộc sống hiện đại ngày nay và không thể tách rời với công tác quản lý rác thải sinh hoạt nói chung. Cùng với đó là đi liền với việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường.
“Giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay của các các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và từng người dân Việt Nam. đó là những giải pháp quan trọng bảo vệ môi trường cho tương lai, phù hợp với Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2020” - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nói.
Tọa đàm trực tuyến “Mô hình, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm chất thải nhựa tại các đô thị” nhằm đánh giá tổng thể và toàn diện về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và những tồn tại, khó khăn và thách thức ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất kiến nghị các giải pháp hiệu quả, nhằm mục tiêu quản lý tốt hơn chất thải rắn sinh hoạt và giảm chất thải nhựa tại các đô thị, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời gian tới" - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Luật Đất đai 2024
Kinhtedothi- Chiều 6/3, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đã chủ trì hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai thi hành Luật đất đai 2024 tới 63 tỉnh thành. Tại điểm cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành đã tham dự hội nghị.

Giải pháp nào bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, cụm làng nghề?
Kinhtedothi-Công tác bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp, cụm làng nghề từ lâu đã được TP Hà Nội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số nơi vẫn xảy ra. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này?

Quảng Nam: Doanh nghiệp khai thác đất “tháo chạy”, môi trường tan nát
Kinhtedothi- Sau khi hoàn thành việc khai thác mỏ đất tại đồi Châu Mỹ, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp Việt Nam đã không thực hiện nghĩa vụ hoàn thổ, khiến môi trường khu vực này trở nên nham nhở suốt nhiều năm qua.