Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách phòng tránh tác hại của tia cực tím

Kinhtedothi - Thời tiết các tỉnh miền Bắc đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất từ 37-39 độ C, có nơi trên 40 độ C. Cường độ ánh sáng mặt trời càng cao thì cường độ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời cũng cao tương ứng.
Chỉ số cực tím càng cao thì nguy cơ gây tổn thương cho cơ thể càng lớn.

Tia cực tím là gì?

Tia cực tím (còn gọi là tia tử ngoại, bức xạ UV hoặc tia UV) là tia do mặt trời phát ra có tia có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy được và dài hơn so với tia X. Bước sóng của tia UV từ 10nm đến 380nm. Tia cực tím không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Có hai loại tia cực tím:

- Tia cực tím A (tia UVA): Chiếm 95% ánh nắng mặt trời, có khả năng xuyên qua thủy tinh, cửa kính xe, cửa sổ. Tia UVA gây lão hóa sớm và nhăn da, đóng một vai trò là tác nhân gây ung thư tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và các khối u ác tính.

- Tia cực tím B (tia UVB): Không thể xuyên qua cửa sổ xe hơi hoặc các loại kính khác. Tia UVB gây cháy nắng, giảm khả năng sản xuất collagen và elastin, là tác nhân chủ yếu gây ung thư da và khối u ác tính.

Do tia cực tím nằm trong ánh sáng mặt trời nên bất cứ khi nào có ánh sáng mặt trời là đều có tia cực tím, từ sáng đến chiều tối, khi trời nắng gắt hay có mây, mưa. Tia cực tím có cường độ mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 14, 15 giờ chiều.

Theo thang bảng đo chỉ số tia cực tím, từ 2.5 - 5.4 là trung bình, từ 5.5 - 7.4 là cao, từ 7.5 - 10.4 là rất cao.

Ở mức rất cao, tia cực tím có thể gây bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp liên tục trong 25 phút. Chỉ số từ 10.5 trở lên là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, gây nguy cơ làm tổn thương da, bỏng mắt nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút nếu không được bảo vệ.

Tác hại của tia cực tím

Tia cực tím giúp cơ thể tạo vitamin D, hữu ích cho việc khử trùng, tiệt trùng và điều trị một số bệnh ngoài da, song tia cực tím cường độ cao cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và động vật, là nguyên nhân gây lão hóa, cháy da, ung thư da...

Cháy da là dấu hiệu của việc tiếp xúc quá nhiều tia cực tím trong thời gian ngắn, trong khi lão hóa sớm và ung thư da là tác dụng phụ của việc tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài.

Tiếp xúc với tia cực tím còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, có khả năng gây mù nếu không sử dụng kính bảo vệ mắt.

Tiếp xúc quá nhiều với bức xạ tia cực tím có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư da. 2 loại ung thư da phổ biến nhất là ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào vảy. Thông thường, chúng hình thành trên đầu, mặt, cổ, bàn tay và cánh tay vì những bộ phận cơ thể này tiếp xúc nhiều nhất với bức xạ tia cực tím. Hầu hết các trường hợp u ác tính, ung thư da nguy hiểm nhất, là do tiếp xúc với bức xạ tia cực tím.

Bất kỳ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bức xạ tia cực tím, nhưng rủi ro sẽ tăng lên ở những người sau đây: Phải làm dưới ánh nắng mặt trời hoặc đã bị cháy nắng; dùng một số loại thuốc uống và thuốc bôi, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai và các sản phẩm chứa benzoyl peroxide, cũng như một số loại mỹ phẩm, có thể làm tăng độ nhạy cảm của da và mắt với tia cực tím ở mọi loại da; có người thân bị ung thư da; trên 50 tuổi.

Cách phòng tránh tác hại của tia cực tím

Để phòng tránh tác hại của tia cực tím, chúng ta không nên ra ngoài trời khi nắng gắt mà nên tránh nắng trong bóng râm, cây có bóng mát, đặc biệt là vào giữa trưa.

Khi ra ngoài trời nắng, cần đội nón rộng vành, có chiều rộng vành trên 2,5cm, phủ được 2/3 khuôn mặt; sử dụng dù (ô); đeo mắt kính màu sậm, màu đen; bịt kín khẩu trang.

Ngoài ra, có thể sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) 15 hoặc cao hơn, để bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB.

Khi sử dụng kem chống nắng, cần thoa 20-30 phút trước khi đi ra ngoài nắng và sau 2 giờ phải thoa lại vì kem chống nắng chỉ có tác dụng khoảng 2 giờ. Đặc biệt, phụ nữ đang có thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng kem chống nắng, chú ý các khuyến cáo của từng loại kem.

Hôm nay 15/5, chỉ số tia cực tím (UV) đạt ngưỡng gây hại rất cao

Hôm nay 15/5, chỉ số tia cực tím (UV) đạt ngưỡng gây hại rất cao

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách chống nhiễm lạnh sau khi ngấm nước mưa

Cách chống nhiễm lạnh sau khi ngấm nước mưa

04 Jul, 06:31 AM

Kinhtedothi - Những ngày gần đây liên tục có mưa rào và dông diện rộng, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu chẳng may phải dầm mưa, bạn cần thực hiện những biện pháp sau để không bị ốm, cảm lạnh.

Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

29 Jun, 11:14 AM

Kinhtedothi - Khi bước qua tuổi 50, cơ thể bắt đầu có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là hệ xương khớp, việc duy trì tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ hệ xương khớp hoạt động linh hoạt và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý tránh 5 lỗi tập luyện phổ biến sau để bảo vệ khớp được dẻo dai, khỏe mạnh.

Ngủ điều hòa cả đêm có gây hại cho sức khỏe?

Ngủ điều hòa cả đêm có gây hại cho sức khỏe?

24 Jun, 05:56 AM

Kinhtedothi - Bật điều hòa cả đêm đem lại cảm giác thoải mái khi đi ngủ sau những ngày dài làm việc, nhất là trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, việc sử dụng máy lạnh nhiều có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là khi ngủ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ