80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách soạn mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đơn giản và đầy đủ nhất

Kinhtedothi - Ngày Rằm tháng Chạp khép lại một năm nên rất nhiều gia đình quan tâm đến việc phải chuẩn bị bài trí Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp sao cho chu đáo.
Thạc sĩ, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển - Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam tháng Chạp là từ để chỉ tháng cuối cùng của năm âm lịch (tháng thứ mười hai).
Đến tháng Chạp này, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát để phòng ngừa đạo chích, trộm cắp.
Ngoài ra, theo quan niệm văn hóa dân gian, tháng Chạp là tháng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị tai bay vạ gió. Chính vì vậy, nhiều người hao của vì những lý do không đâu.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp vẫn tương tự như những ngày rằm khác trong năm.
Do đó, nhiều gia đình đã sắp xếp mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp rất cẩn thận với hi vọng tai qua nạn khỏi, hết tai bay vạ gió.
Ngày rằm nói chung và ngày rằm tháng Chạp nói riêng còn được biết đến với tên gọi ngày Vọng. Đây là thời điểm có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời, điều đó có nghĩa con người và thần linh, tổ tiên tương thông với nhau, những lời cầu nguyện của con người sẽ dễ được đề đạt hơn.
Lễ cúng rằm tháng Chạp còn là cách để con người có thể đẩy lùi những thứ cũ kỹ sâu thẳm trong lòng. Tùy theo từng tập tục của mỗi địa phương mà lễ cúng rằm tháng Chạp lại có những quy định, thay đổi về thời gian khấn hay đồ lễ cúng khấn.
Cách soạn mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp
Giống như mâm cỗ ngày Rằm trong năm khác, nâm cỗ cúng vào tháng Chạp không cần chuẩn bị cầu kỳ, tốn kém mà chỉ cần thành tâm. Đối với đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp, thông thường chuẩn bị mâm lễ chay như:
- Nến/đèn dầu
- Nước sạch
- Trầu cau
- Hoa quả (thường dâng lên tổ tiên và thần linh quả dưa hấu, cam, chuối, bưởi, táo .... Khi mua, bạn nên lựa chọn những quả tươi, có hình thức đẹp)
- Hoa tươi (hoa có ý nghĩa tâm linh là hoa huệ, hoa cúc nên bạn có thể mua hoa này)
- Hương
Đối với một số gia đình muốn chuẩn bị tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị thêm lễ mặn.
Nhiều gia đình đã sắp xếp mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp rất cẩn thận.
Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Chạp gồm những gì?
Theo quan niệm của người xưa, mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp thường gồm các món chính như: Gà luộc, xôi đỗ hoặc xôi gấc, canh miến, giò hoặc chả, rượu gạo và một vài món mặn khác.
Gà luộc, gia chủ nên chọn gà trống. Bởi gà trống là biểu tượng của đức tính Trí, Dũng, Nhân. Xôi thì nên chọn xôi gấc, bởi xôi này có màu đỏ với mong muốn cầu xin sự bình an, may mắn cho gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.
Ngoài ra, nếu không có điều kiện chuẩn bị xôi gấc thì bạn cũng có thể chọn xôi đỗ hoặc bánh chưng để thay thế.
Tại một số vùng miền, mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp và các ngày lễ tết còn có thêm bát canh măng khô nấu cùng xương heo hoặc canh bóng bì....
Về món xào mặn thì gia chủ hoàn toàn có thể chọn thịt bò xào, thịt heo xào hoặc lòng mề gà xào giá... Tùy thuộc vào điều kiện mà bạn có thể chuẩn bị thêm hoặc thay thế các món trên mâm cỗ mặn cúng ngày rằm cuối cùng của năm.
Thời gian cúng
Không nên làm lễ cúng quá sớm hay quá muộn. Gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 14 cho tới ngày 15 âm lịch tháng Chạp.
Phải tắm gội sạch sẽ trước khi cúng
Trước khi làm lễ cúng rằm tháng Chạp, người làm lễ thường phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.
(*)Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ