Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách tính lương hưu của công chức, viên chức, người lao động từ 1/7/2025

Kinhtedothi – Từ ngày 1/7/2025, công chức, viên chức, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tiền lương hưu được tính là toàn bộ thời gian đóng.

Cách tính lương hưu đối với người làm việc khu vực công

Bộ LĐTB&XH đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có hướng dẫn cách tính lương hưu từ ngày 1/7/2025.

Từ ngày 1/7/2025, công chức, viên chức, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tiền lương hưu được tính là toàn bộ thời gian đóng. Ảnh minh họa: Hoa Mai

Dự thảo Thông tư quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần, hưởng bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần cho người lao động, thực hiện từ ngày 1/7/2025.

Theo đó, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 - 31/12/2000, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 - 31/12/2006, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 - 31/12/2015, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 - 31/12/2019, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 - 31/12/2024, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

Tính lương hưu đối với người lao động khu vực tư

Dự thảo cũng quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được thực hiện để tính lương hưu, hưởng bảo hiểm xã hội một lần và các loại trợ cấp.

Cụ thể, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Dự thảo cũng nêu rõ mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được thực hiện.

Theo đó, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định cộng với tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: Đồng hành cùng người yếu thế

Ninh Bình: Đồng hành cùng người yếu thế

15 Apr, 09:04 AM

Kinhtedothi – Những viên gạch, ngày công lao động, diện tích đất đủ để xây nhà… đã trở thành sức mạnh để kiến tạo một tương lai tươi sáng hơn cho người nghèo gặp khó khăn về nhà ở tại Ninh Bình.

Nâng cao chất lượng công vụ, tạo thêm đột phá

Nâng cao chất lượng công vụ, tạo thêm đột phá

14 Apr, 05:43 AM

Kinhtedothi - Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phương châm “trên trước, dưới sau”; “trong trước, ngoài sau”, đề cao trách nhiệm nêu gương tự giác học trước, làm theo trước của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, cán bộ, đảng viên đã tạo ra hiệu quả trong thực tiễn.

Khát nhân lực ngành Sư phạm khoa học tự nhiên

Khát nhân lực ngành Sư phạm khoa học tự nhiên

13 Apr, 06:03 AM

Kinhtedothi - Trong khối ngành đào tạo giáo viên hiện nay, cử nhân Sư phạm khoa học tự nhiên là một trong những ngành hot nhất bởi nhiều năm qua, giáo dục cả nước vẫn đứng trước thực trạng thiếu trầm trọng giáo viên dạy môn tích hợp khoa học tự nhiên cấp THCS.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ