Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách tính lương hưu khu vực Nhà nước và doanh nghiệp khác nhau, vì sao?

Kinhtedothi – Cách tính lương hưu của người lao động khối DN theo cả quá trình làm việc trong khi người lao động khu vực nhà nước chỉ tính một số năm cuối; đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm có được rút bảo hiểm xã hội một lần… là những vấn đề được người lao động đặt ra.

Chiều 29/5, tại buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chính sách mới về lao động và bảo hiểm xã hội” do báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai tổ chức, các đoàn viên, người lao động đã đặt nhiều câu hỏi về chính sách lao động, việc làm, tiền lương.

Bà Dương Thị Minh Châu -Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội trả lời các câu hỏi của người lao động. Ảnh: LĐTĐ.

Tại sao cùng một mức đóng bảo hiểm xã hội nhưng cách tính lương hưu đối với lao động khối DN là cả quá trình, còn lao động khu vực nhà nước chỉ tính những năm cuối? Về câu hỏi này, Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội Dương Thị Minh Châu cho rằng: Đối với cách tính lương hưu của người lao động khối DN theo cả quá trình làm việc và với người lao động khu vực nhà nước chỉ tính một số năm cuối, là hợp lý.

Lý do bởi, tiền lương của người lao động khối DN là căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh hàng năm; lương của người lao động khối nhà nước, người có trình độ đại học cũng chỉ tính theo bậc với mức khởi điểm là 2,34, trong khi lương tối thiểu cho người lao động khu vực DN chưa qua đào tạo như hiện nay là 4.680.000 đồng đối với vùng 1. Hơn nữa, lương của người lao động khối DN được điều chỉnh tăng hàng năm, còn khu vực nhà nước thì 3 năm mới điều chỉnh tiền lương một lần.

Người lao động hỏi chuyên gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm có được giải quyết bảo hiểm xã hội một lần. Ảnh: LĐTĐ.

Về việc người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm, bây giờ nghỉ việc muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chuyên gia Dương Thị Minh Châu cho biết, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, đối với những trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng có dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được giải quyết bảo hiểm xã hội một lần và phải chờ sau 1 năm dừng đóng theo Nghị quyết số 93/2015/QH13.

Ngoài ra, đối với trường hợp người lao động mắc 6 bệnh hiểm nghèo thì có thể được giải quyết bảo hiểm xã hội một lần ngay tại thời điểm phát hiện ra bệnh nếu có sự xác nhận của bệnh viện. Hiện không có quy định được phép giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu cũng cho biết, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần tại Hà Nội thời gian qua không biến động nhiều, kể cả trong thời gian dịch Covid-19, khi nhiều người lao động gặp khó khăn trong cộng việc, cuộc sống. Một trong những nguyên nhân là do Hà Nội thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp vì thế người lao động hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp chứ không nhất thiết phải rút bảo hiểm xã hội một lần.  

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sửa đối tượng, mức đóng bảo hiểm y tế đối với quân đội, công an, cơ yếu

Sửa đối tượng, mức đóng bảo hiểm y tế đối với quân đội, công an, cơ yếu

08 Apr, 10:34 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 1/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với quân đội Nhân dân, công an Nhân dân và người làm công tác cơ yếu.

Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

04 Apr, 01:04 PM

Kinhtedothi - Để thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và Nhân dân để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai thực hiện.

Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

28 Mar, 07:31 PM

Kinhtedothi– Ngày 28/3, GS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cùng Đoàn công tác đã làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ