Cách uống nước mía chuẩn, an toàn vào mùa Hè mà không phải ai cũng biết
Kinhtedothi - Uống nước mía vào mùa hè là cách tốt nhất để đánh bại mất nước. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng sẽ đem lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Theo Times of India, dưới đây là 5 cách uống nước mía an toàn.
Uống lượng vừa phải
Trong 200ml nước mía có khoảng 43g đường, có thể vượt quá giới hạn tiêu thụ đường của một người hàng ngày. Do đó, khuyến cáo nên tiêu thụ 100ml hoặc nửa cốc mỗi ngày.
Uống nước mía với lượng vừa phải sẽ không gây ra tình trạng đường huyết tăng đột biến hoặc tăng cân không mong muốn. Bạn cũng có thể uống kèm với bữa ăn giàu chất xơ, điều này có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và duy trì mức đường huyết ổn định.
.jpg)
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Tránh thêm đường vào nước mía
Nước mía vốn đã ngọt, vì vậy việc thêm đường, mật ong hoặc các loại trái cây ngọt như xoài có thể làm tăng chỉ số đường huyết của nó. Điều này có thể dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều calo và lượng đường trong máu tăng nhanh.
Vì vậy, hãy uống nước mía nguyên chất hoặc bạn có thể xay chung với bạc hà hoặc chanh để tăng thêm hương vị và lợi ích sức khỏe như cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, việc thêm bạc hà hoặc chanh sẽ tạo ra hương vị sảng khoái mà không cần thêm đường.
Uống đúng thời điểm
Thời điểm bạn uống nước mía là quan trọng nhất. Bạn hãy uống vào giữa ngày khi cơ thể bạn cần nhiều năng lượng nhất.
Bạn không nên uống khi bụng đói hoặc vào buổi tối vì nó có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột ngột và thậm chí gây khó tiêu. Bạn cũng có thể uống cùng với các món ăn nhẹ giàu protein như các loại hạt và sữa chua để ổn định lượng đường trong máu.
Hãy chú ý đến độ tươi mới và vệ sinh của nước mía
Những người bán nước mía bên đường không phải lúc nào cũng đặt vệ sinh lên hàng đầu. Do đó, nước mía được bán ra có thể bị nhiễm khuẩn. Bạn uống nước mía tươi trong điều kiện sạch sẽ để bạn không bị tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn hoặc nước không sạch và có thể hấp thụ được tất cả các chất dinh dưỡng.
Cân bằng lượng calo nạp vào với hoạt động thể chất
Nước mía rất giàu calo, vì vậy một lối sống năng động sẽ ngăn ngừa việc tăng cân không cần thiết. Nếu bạn tiêu thụ nước mía thường xuyên, hãy đảm bảo rằng bạn cũng tham gia vào các hoạt động như đi bộ, yoga hoặc một bài tập nhanh để loại bỏ lượng calo dư thừa.
Bên cạnh đó, hãy uống nhiều nước và ăn một chế độ ăn uống cân bằng để giảm thiểu tác động tổng thể của đường lên cơ thể bạn.
Ai không nên uống nước mía?
Tuy nước mía có nhiều giá trị dinh dưỡng là thế, nhưng không phải ai cũng có thể uống “thả ga” loại đồ uống này. Dưới đây là một số trường hợp không nên hoặc hạn chế uống nước mía:
Người đang uống thuốc
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Người hay đầy bụng, đường ruột yếu
Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi phân lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên.
Chính vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, những người có tiền sử “bụng dạ yếu” thì tốt nhất không nên uống hoặc nếu uống thì chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, tránh dùng quả nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Người béo phì
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh "phản tác dụng".
Phụ nữ mang thai
Nước mía có tác dụng làm giảm bớt chứng nghén của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Do vậy, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Người bị tiểu đường
Như đã nói ở trên, trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm “cần hạn chế” của những người mắc bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử mắc căn bệnh này tốt nhất không nên uống nước mía để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh để bệnh càng thêm trầm trọng.

3 thức uống chiều lý tưởng giúp buổi đêm ngủ ngon
Chúng ta có thể bổ sung một số loại đồ uống có thể thưởng thức vào buổi chiều để giúp ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Những hiểm họa khôn lường với sức khỏe khi uống phải sữa giả
Kinhtedothi - Việc sử dụng sữa giả không chỉ khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, mà còn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe. Dưới đây là những tác động nghiêm trọng của sữa giả đối với sức khỏe.

Vừa uống bia xong, tài xế vẫn chở khách từ Hà Nội về Hà Tĩnh
Kinhtedothi - Cảnh sát giao thông phát hiện xe khách giường nằm biển kiểm soát 38B-014.xx đi vào đường dẫn lên Vành đai 3, có dấu hiệu chạy sai tuyến nên tiến hành dừng phương tiện để kiểm tra. Quá trình kiểm tra, tài xế còn vi phạm nồng độ cồn.