Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cách xử lý tình trạng hôi miệng sau khi làm răng sứ

Hải Đường (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhiều người sau khi bọc răng sứ cảm thấy mình bị hôi miệng. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ.

Tại sao bọc răng sứ bị hôi miệng?

Cách xử lý tình trạng hôi miệng sau khi làm răng sứ - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Bọc răng sứ hoàn toàn không gây ra mùi hôi trong khoang miệng và cũng không phải là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi khó chịu. Bọc răng sứ chỉ gây ra hiện tượng hôi miệng khi quá trình bọc sứ diễn ra không đúng kỹ thuật và chất lượng răng sứ không đảm bảo.

Hơn nữa, các loại răng sứ phổ biến trên thị trường hiện nay đều đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm rõ ràng các thành phần, không gây kích ứng hay tổn thương, an toàn tuyệt đối với sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe toàn cơ thể nói chung.

Chính vì vậy, các bạn nên thực hiện dịch vụ bọc răng sứ ở những cơ sở nha khoa chất lượng, uy tín, để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.

Những trường hợp bị hôi miệng sau khi bọc răng không nhiều nhưng có thể xảy ra, nếu:

Tay nghề của bác sĩ thực hiện kém: Tay nghề bác sĩ quyết định nhiều nhất đến sự thành công, kết quả của một ca điều trị. Bác sĩ cần phải có những thao tác cẩn thận và chính xác từ khâu mài răng, lấy dấu răng đến chụp mão sứ, để đảm bảo răng sứ lắp vừa khít với phần viền nướu răng.

Nếu không thực hiện đúng quy trình, phần viền nướu sẽ tạo ra khe hở, từ đó các mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng sẽ xâm nhập và hoạt động mạnh, tạo ra viêm nhiễm và mùi hôi khó chịu, khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp.

Do vật liệu sứ không đảm bảo: Một số cơ sở khoa hiện nay muốn hạ giá thành nên đã nhập những vật liệu sứ không chất lượng. Vì kim loại bên trong răng sứ giá rẻ rất dễ bị oxy hóa do thời gian dài sử dụng, khiến chúng xuất hiện viền đen hoặc sứt mẻ, về lâu dài còn tạo ra sâu răng và hôi miệng đi kèm.

Do người dùng mắc các bệnh về nướu hoặc sâu răng: Nướu răng yếu có thể do thói quen vệ sinh kém hoặc di truyền. Thông thường, trước khi bọc răng sứ, nha sĩ sẽ kiểm tra trước xem bạn có vấn đề bệnh lý răng miệng không để điều trị. Nếu thực hiện sai quy trình, phần trụ răng bên trong có thể bị gãy và bạn sẽ phải tháo lớp mão sứ bên ngoài.

Vệ sinh, chăm sóc sai cách: Thói quen vệ sinh răng miệng ở nhà cũng quyết định rất nhiều đến độ bền cũng như chất lượng của răng sứ. Đôi khi, do cách vệ sinh sai khiến vi khuẩn vẫn có thể tích tụ, tạo ra nhiều hợp chất lưu huỳnh phát ra mùi hôi khó chịu, miệng có mùi kim loại. Thông thường, sau khi bọc răng sứ, nha sĩ thường sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc tại nhà, bạn nên tuân thủ theo để có thể duy trì kết quả lâu dài.

Răng sứ sau bọc bị tác động mạnh, dẫn đến nứt gãy hoặc sần sùi mà bệnh nhân không biết. Khi đó thức ăn và vi khuẩn sẽ bám vào và gây ra mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến việc trồng răng sứ bị hôi miệng như mắc các bệnh lý dạ dày và hệ tiêu hóa, sâu răng, nhiệt miệng, khô miệng, viêm xoang..

Cách điều trị hôi miệng sau khi bọc sứ hiệu quả

Khi đã xác định chính xác được nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng, chúng ta có thể tìm được cách điều trị hiệu quả cho từng trường hợp như sau:

Hôi miệng do răng sứ kim loại gây kích ứng

Bạn nên đến Nha khoa uy tín thay thế răng sứ cũ bằng răng sứ mới chất lượng và phù hợp hơn.

Hôi miệng do răng sứ bị hở

Nếu hôi niệng do mão sứ không ôm sát vào cùi răng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chỉnh sửa lại giúp răng sứ sát khít vào cùi răng thật và nếu cần thiết sẽ làm lại răng mới.

Hôi miệng do bệnh lý răng miệng

Để khắc phục dứt điểm chứng hôi miệng, bạn cần phải đến Nha khoa điều trị triệt để các bệnh lý như viêm nướu, viêm chân răng, sâu răng, …

Mặc dù, hôi miệng sau khi bọc sứ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, thế nhưng cách tốt nhất để tránh được bệnh lý này chính là lựa chọn một nha khoa uy tín để làm răng sứ. Bởi vì, nếu được thăm khám tình trạng răng miệng kỹ lưỡng và thực hiện phục hình sứ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, bạn sẽ sở hữu hàm răng khỏe đẹp hoàn mỹ.

Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ

Bên cạnh việc lựa chọn Nha khoa tên tuổi để bọc sứ đảm bảo quy trình kỹ thuật, để phòng tránh tình trạng hôi miệng và một số biến chứng nguy hiểm, sau khi bọc sứ, bạn cần thực hiện chế độ vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học như sau:

Chải răng với bàn chải lông mềm

Chúng ta nên dùng bàn chải lông mềm để chải răng 2 lần mỗi ngày. Nhưng lưu ý, khi đánh răng chúng ta phải thao tác hết sức nhẹ nhàng để không làm tổn hại men răng cũng như mão răng sứ.

Súc miệng mỗi ngày

Bên cạnh việc đánh răng, bạn không được quên dùng nước súc miệng có chứa fluor, giữ trong miệng khoảng 1 phút để loại bỏ hết vi khuẩn gây hại đang ẩn náu trong mọi ngóc ngách của răng.

Chế độ ăn uống khoa học

Khả năng cảm nhận nhiệt độ không tốt như răng tự nhiên, thế nên chúng ta phải kiểm tra kỹ độ nóng lạnh của thức ăn, đồ uống trước khi sử dụng để tránh bị bỏng. Trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày  nên bổ sung nhiều trái cây và rau quả và hạn chế đồ ngọt, nhiều tinh bột vì chúng làm tăng mảng bám trên răng.

Cách điều trị hôi miệng sau khi bọc sứ hiệu quả là kiến thức quan trọng mà bạn nên trang bị cho bản thân để chủ động trong việc phòng tránh chứng hôi miệng. Ngoài hơi thở có mùi, nếu hàm răng xảy ra bất dấu hiệu nào bất thường, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ Nha khoa để được tư vấn giải pháp khắc phục kịp thời nhé!

Những lưu ý phòng ngừa trước khi bọc răng sứ

Để sau khi bọc răng sứ không bị hôi miệng, ngay từ lúc chuẩn bị, bạn cần phải:

Lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt một cách thận trọng: Chỉ bọc sứ tại phòng nha uy tín, sở hữu đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản và đã hành nghề nhiều năm.

Cố gắng ưu tiên những loại mão sứ cao cấp: Với chúng, không chỉ hôi miệng, ngay cả nguy cơ kích ứng và nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác cũng sẽ được hạn chế.

Những lưu ý phòng ngừa sau khi bọc răng sứ

Ngoài 2 lưu ý trước khi bọc răng sứ, sau khi bọc răng sứ, bạn còn cần tuân thủ nghiêm ngặt 3 lưu ý nữa để đảm bảo không bị hôi miệng. 3 lưu ý đó là:

Không thực hiện hoặc thực hiện ít các hoạt động có thể khiến răng sứ bị nứt/vỡ/sứt/mẻ, ví dụ như: Nhai càng cua, ăn ổi, cắn hạt dưa, mở nắp chai,…

Vệ sinh răng miệng chuẩn chỉ: Đánh răng 2 – 3 lần một ngày trong 2 – 3 phút (sau ăn 30 phút) bằng bàn chải mềm và kem đánh răng sát khuẩn (thay bàn chải sau 3- 6 tháng một lần). Dùng chỉ nha khoa và tăm nước để làm sạch các vùng không làm sạch được bằng bàn chải và kem đánh răng. Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc dung dịch muối sinh lý 0,9%.

Thăm khám định kỳ với chuyên gia: Chỉ bằng việc thăm khám định kỳ với chuyên gia, bạn đã có thể phòng ngừa hôi miệng sau bọc răng sứ do cả 3 nguyên nhân: Răng sứ bị nứt/vỡ/sứt/mẻ (do tác động vật lý), vệ sinh răng miệng kém và các bệnh lý gây hôi miệng khác.