Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

"Cải cách tiền lương, không thể nói là làm ngay được"

Kinhtedothi - Ngày 9/5, trả lời báo chí về Đề án Cải cách chính sách tiền lương, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, trước khi cải cách tiền lương, rất cần sắp xếp lại bộ máy và tinh giản biên chế.
Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân
Thưa ông, theo Đề án Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động, đến năm 2021, mức lương tối thiểu của khu vực công sẽ tương đương với DN. Ông có ý kiến gì về tính khả thi của mục tiêu này?

Hiện nay, khu vực công có mức lương cơ sở chỉ bằng khoảng 50% so với mức lương tối thiểu của vùng thấp nhất hay còn gọi là lương thị trường. Trong đề án cải cách chính sách tiền lương lần này, Trung ương đưa ra mốc đến năm 2021 mức lương khu vực công bằng với mức lương thấp nhất lương tối thiểu của khu vực thị trường, đấy là quyết tâm rất lớn. Tôi nghĩ, nếu thật quyết tâm, chúng ta cũng có thể làm được nhưng phải trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế để giảm số đối tượng hưởng lương từ ngân sách xuống.

Đồng thời, tôi cũng kỳ vọng với nhiều biện pháp khác, trong điều kiện tình hình kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn giữ ổn định theo hướng tăng lên. Trên cơ sở tăng sản xuất, nguồn thu từ ngân sách sẽ có điều kiện để tăng lên, số người hưởng lương hợp lý sẽ có cơ sở để thực hiện việc đó.

Vậy là điểm quan trọng nhất trong đề án cải cách chính sách tiền lương lần này là tinh giản biên chế?

Tôi cho rằng để sắp xếp tinh giản biên chế thì phải chuẩn bị các nguồn lực. Trung ương muốn đột phá nhưng nếu không tinh giản biên chế, đối tượng hưởng lương vẫn để nguyên, không đánh giá, phân loại, không gắn tiền lương với công việc thì tăng lương có ý nghĩa không nhiều.

Đề án cải cách chính sách tiền lương đặt ra mục tiêu cuối cùng lương là thu nhập chính để đảm bảo đời sống. Mục tiêu này liệu có đạt được?

Tôi nghĩ đây là mục tiêu rất đúng. Nhưng có đạt được hay không lại phụ thuộc vào quyết tâm của chúng ta. Trong đề án nêu rõ, chúng ta phải có quyết tâm chính trị và kiên trì. Tôi nghĩ trong điều kiện kinh tế của đất nước phát triển vẫn ở mức độ nhất định thì việc cải cách tiền lương phải có một quá trình, lộ trình, không thể nói là làm ngay được. Nhưng quá trình, lộ trình ấy phải tiến đến mục tiêu người làm công ăn lương phải sống chính bằng lương.

Thực ra hiện nay, những người bình thường, không chức vụ, lương và thu nhập gần như nhau. Còn nói, lương và thu nhập khác nhau là chỉ những người có chức vụ, thang, bậc địa vị nhất định trong xã hội. Tới đây, phải làm sao lương và thu nhập phải gắn được với nhau.

Trong đề án nêu rõ, lương được tính theo giá trị tuyệt đối, thay cho hệ số hiện nay. Giá trị tuyệt đối được tính theo cách nào, thưa ông?

Đây là quá trình. Trước năm 1993, lương tính bằng mức tuyệt đối. Tuy nhiên, giai đoạn 1985 - 1993 nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, chỉ số lạm phát, giá tăng liên tục. Và, lương cũng tăng liên tục. Cả vòng quay xoay quanh “lương tăng thì giá tăng, giá tăng lương lại tăng”. Cho nên các nhà chuyên môn nghĩ ra cách quy định lương bằng hệ số. Cứ mỗi lần thay đổi lương tối thiểu (bây giờ gọi là lương cơ sở), chúng ta nhân hệ số lên để ra một mức, thuận tiện cho những người làm công tác quản lý, kế toán nghiệp vụ.

Nhưng đến nay, tình hình kinh tế - xã hội ổn định hơn, có cơ sở để chúng ta quay lại quy định mức lương theo giá trị tuyệt đối. Ví dụ, mức lương của phóng viên là 5 hay 7 triệu đồng/tháng thay vì hệ số. Đây là điểm mới trong đề án cải cách chính sách tiền lương lần này, nhưng thực chất là đang quay lại cách thiết kế trước đây.

Thứ hai là thiết kế lương chức vụ. Cách thiết kế này cũng có lịch sử và trước năm 1993 cũng đã thực hiện. Nhưng thực tiễn đặt ra, ông vụ trưởng hưởng lương chức vụ vụ trưởng, nhưng khi xuống chuyên viên, vẫn cứ hưởng lương này. Vì thế, các nhà chuyên môn nghĩ ra cách, trong lương ông vụ trưởng có 2 phần: Một phần lương chuyên môn và một phần trợ cấp trách nhiệm, chức vụ. Khi ông không làm chức vụ trưởng thì sẽ mất lương chức vụ.

Nhưng, nó lại dẫn đến câu chuyện, một chức vụ lại có nhiều mức lương khác nhau. Ông chuyên môn mới lên chức vụ có thể ở ngạch chính, những người lâu năm ở ngạch cao cấp, dẫn đến vi phạm nguyên tắc cùng một chức vụ nhưng mức lương khác nhau. Vì thế, bây giờ giờ chúng ta lại quay lại thiết kế đơn giản.

Đối với đề án cải cách tiền lương, tôi muốn nhấn mạnh một điều, khi tiền lương đủ sống thì xã hội, mọi thứ sẽ bình đẳng. Cũng như, năng suất lao động, hiệu quả công việc của người lao động sẽ cao hơn.

Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tuyên Quang và Lai Châu đề phòng lũ quét, sạt lở đất do cơn bão số 2

Tuyên Quang và Lai Châu đề phòng lũ quét, sạt lở đất do cơn bão số 2

05 Jul, 02:40 PM

Kinhtedothi – Ngày 5/7, tỉnh Tuyên Quang và Lai Châu tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy từ 5-20mm, có nơi trên 40mm. Cảnh báo, trong một vài giờ tới, các xã, phường trên địa bàn các tỉnh trên cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối, sạt lở đất trên sườn dốc.

Điện Biên: chủ động dự trữ hàng hóa phòng mưa lũ, sạt lở đất

Điện Biên: chủ động dự trữ hàng hóa phòng mưa lũ, sạt lở đất

05 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Điện Biên vừa chỉ đạo các ngành, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động dự trữ, điều phối hàng hóa phù hợp với đặc thù địa hình cũng như nhu cầu thực tiễn tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra mưa lũ, sạt lở đất.

Hội thao Công an Thủ đô: rèn luyện thể lực, bản lĩnh, ý chí của các chiến sỹ

Hội thao Công an Thủ đô: rèn luyện thể lực, bản lĩnh, ý chí của các chiến sỹ

04 Jul, 08:46 PM

Kinhtedothi - Phó Giám đốc Công an TP, Trưởng Ban Tổ chức Hội thao Công an Thủ đô, Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền nhấn mạnh, các đơn vị tiếp tục duy trì và phát triển phong trào thể dục thể thao, gắn với các phong trào thi đua, rèn luyện kỷ luật, bản lĩnh chính trị và nâng cao sức khỏe toàn diện cho cán bộ, chiến sỹ...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ