Cám cảnh cuộc sống người dân Đà Nẵng vì dự án thi công ì ạch

Quang Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Dự án Tuyến đường trục I Tây Bắc của Đà Nẵng chưa biết ngày về đích khiến người dân vùng quy hoạch phải chung sống trong những căn nhà xuống cấp xập xệ cùng môi trường ô nhiễm.

Cận cảnh khu dân cư ở tổ 68, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu trong vùng quy hoạch dự án. Video: Quang Hải

Dự án tuyến đường trục 1 Tây Bắc (gồm đoạn từ nút giao thông ngã ba Huế đến Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến quốc lộ 1A và đoạn nối Nguyễn An Ninh từ nút giao quốc lộ 1A đến đường sắt) có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 692 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng, triển khai kéo dài, dẫn đến trượt giá đền bù, buộc phải nâng tổng mức đầu tư lên 966 tỷ đồng.
Dự án tuyến đường trục 1 Tây Bắc (gồm đoạn từ nút giao thông ngã ba Huế đến Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến quốc lộ 1A và đoạn nối Nguyễn An Ninh từ nút giao quốc lộ 1A đến đường sắt) có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 692 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng, triển khai kéo dài, dẫn đến trượt giá đền bù, buộc phải nâng tổng mức đầu tư lên 966 tỷ đồng.
 Mốc thời gian hoàn thành vào cuối tháng 6/2023 nhưng do vướng giải phóng mặt bằng nên hiện chỉ đoạn từ nút giao Ngã Ba Huế đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 2 đoạn còn lại đang thi công và chưa biết ngày về đích. Dự án dang dở khiến người dân trong vùng quy hoạch đi không được, ở không yên. 
 Mốc thời gian hoàn thành vào cuối tháng 6/2023 nhưng do vướng giải phóng mặt bằng nên hiện chỉ đoạn từ nút giao Ngã Ba Huế đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 2 đoạn còn lại đang thi công và chưa biết ngày về đích. Dự án dang dở khiến người dân trong vùng quy hoạch đi không được, ở không yên. 
Ghi nhận của Kinh tế & Đô thị vào sáng 31/10 tại đoạn cuối Hồ Tùng Mậu đến Ngô Sỹ Liên, nhiều hộ dân thuộc vùng quy hoạch dự án phải chung sống trong những căn nhà xuống cấp, xập xệ cùng môi trường ô nhiễm…
Ghi nhận của Kinh tế & Đô thị vào sáng 31/10 tại đoạn cuối Hồ Tùng Mậu đến Ngô Sỹ Liên, nhiều hộ dân thuộc vùng quy hoạch dự án phải chung sống trong những căn nhà xuống cấp, xập xệ cùng môi trường ô nhiễm…
 Sống lọt thỏm như một ao tù giữa khu vực mà xung quanh đường sá cao nên cứ mưa là người dân phải chịu cảnh ngập ngụa.  
 Sống lọt thỏm như một ao tù giữa khu vực mà xung quanh đường sá cao nên cứ mưa là người dân phải chịu cảnh ngập ngụa.  
"Người dân hay nói đùa rằng chúng tôi đang sống trong rừng ngập nước. Mùa mưa, trên mái nhà thấm dột tứ bề, dưới nền nước ngập lênh láng. Mùa nắng thì nóng bức, ruồi muỗi như ong, chịu không nổi" - chị Nguyễn Thị Thùy (trú tổ 68, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) chia sẻ. 
"Người dân hay nói đùa rằng chúng tôi đang sống trong rừng ngập nước. Mùa mưa, trên mái nhà thấm dột tứ bề, dưới nền nước ngập lênh láng. Mùa nắng thì nóng bức, ruồi muỗi như ong, chịu không nổi" - chị Nguyễn Thị Thùy (trú tổ 68, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) chia sẻ. 
Ngay trong vườn một hộ dân, nước chảy thành khe sau mỗi cơn mưa.
Ngay trong vườn một hộ dân, nước chảy thành khe sau mỗi cơn mưa.
Sống trong căn nhà cấp 4 xuống cấp hơn chục năm nay, vợ chồng anh Nguyễn Quốc Khải (tổ 68, phường Hòa Minh) cho biết giờ chỉ mong chờ chính quyền sớm giải tỏa đền bù hoặc có phương án tái định cư để ổn định cuộc sống. "Cứ phải sống vậy chứ đâu sửa chữa nhà cửa được, mưa bão là kê đồ lên rồi chạy. Môi trường thì ô nhiễm, ruồi muỗi không chịu nổi" - anh Khải nói.
Sống trong căn nhà cấp 4 xuống cấp hơn chục năm nay, vợ chồng anh Nguyễn Quốc Khải (tổ 68, phường Hòa Minh) cho biết giờ chỉ mong chờ chính quyền sớm giải tỏa đền bù hoặc có phương án tái định cư để ổn định cuộc sống. "Cứ phải sống vậy chứ đâu sửa chữa nhà cửa được, mưa bão là kê đồ lên rồi chạy. Môi trường thì ô nhiễm, ruồi muỗi không chịu nổi" - anh Khải nói.
Theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến người dân chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng là do nhiều hộ xây dựng nhà trên đất không phải đất ở, không được bồi thường về đất và bố trí tái định cư nên phải kiến nghị kéo dài. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân được bố trí đất tái định cư nhưng giá trị bồi thường thấp hơn nhiều so với số tiền phải nộp tiền sử dụng đất cho lô đất được bố trí đất tái định cư nên các hộ dân không thể nộp tiền sử dụng đất để xây dựng nhà.
Theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến người dân chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng là do nhiều hộ xây dựng nhà trên đất không phải đất ở, không được bồi thường về đất và bố trí tái định cư nên phải kiến nghị kéo dài. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân được bố trí đất tái định cư nhưng giá trị bồi thường thấp hơn nhiều so với số tiền phải nộp tiền sử dụng đất cho lô đất được bố trí đất tái định cư nên các hộ dân không thể nộp tiền sử dụng đất để xây dựng nhà.
Từ đầu năm đến nay, quận Liên Chiểu liên tục tổ chức tiếp dân, triển khai các đoàn đến từng hộ dân để giải thích, vận động người dân sớm bàn giao để dự án thi công đảm bảo tiến độ.
Từ đầu năm đến nay, quận Liên Chiểu liên tục tổ chức tiếp dân, triển khai các đoàn đến từng hộ dân để giải thích, vận động người dân sớm bàn giao để dự án thi công đảm bảo tiến độ.
UBND quận Liên Chiểu cũng đã trình UBND TP Đà Nẵng xem xét có cơ chế đặc thù đối với dự án để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Trong đó, hướng dẫn thực hiện một số vướng mắc của dự án như hỗ trợ trượt giá 10% nhà cửa, vật kiến trúc, hỗ trợ suất tái định cư tối thiểu và hỗ trợ thêm 30% giá trị bồi thường đất cho các hộ giải tỏa một phần không xem xét bố trí tái định cư. Đối với chính sách các hộ làm nhà trên đất không phải đất ở cũng cần chờ chủ trương chung của UBND TP mới có cơ sở tiếp tục thực hiện.
UBND quận Liên Chiểu cũng đã trình UBND TP Đà Nẵng xem xét có cơ chế đặc thù đối với dự án để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Trong đó, hướng dẫn thực hiện một số vướng mắc của dự án như hỗ trợ trượt giá 10% nhà cửa, vật kiến trúc, hỗ trợ suất tái định cư tối thiểu và hỗ trợ thêm 30% giá trị bồi thường đất cho các hộ giải tỏa một phần không xem xét bố trí tái định cư. Đối với chính sách các hộ làm nhà trên đất không phải đất ở cũng cần chờ chủ trương chung của UBND TP mới có cơ sở tiếp tục thực hiện.