Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hệ thống thoát nước của Đà Nẵng còn nhiều bất cập

Kinhtedothi- Một trong những nguyên nhân gây ngập nặng đô thị Đà Nẵng mỗi khi có mưa lớn là do hệ thống thoát nước vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là tại khu vực trung tâm TP.

Hệ thống thoát nước xuống cấp, tắc nghẽn

Đợt mưa lớn kéo dài từ chiều 13/10 vừa qua khiến Đà Nẵng xảy ra ngập lụt cục bộ nhiều khu vực, có nơi ngập rất sâu. Liên tiếp 5 ngày sau đó, người dân Đà Nẵng nơm nớp lo sợ về nguy cơ xảy ra trận ngập lịch sử như thời điểm 14/10/2022. Trên các diễn đàn, dư luận đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân khiến một đô thị ven biển như Đà Nẵng cứ mưa lớn là ngập. Nhiều ý kiến cho rằng, Đà Nẵng ngập là do quy hoạch, là hệ quả từ quá trình phát triển nóng đô thị.

Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, đơn vị đã tiến hành rà soát kỹ các khu vực ngập lụt trong những đợt mưa lớn vừa qua. Từ đó, sở đã nhận thấy có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập đô thị Đà Nẵng mỗi khi mưa lớn.  

Cụ thể, theo ông Phong, trong thời gian gần đây, tần suất xuất hiện các trận mưa có cường độ lớn ngày càng nhiều, vượt năng lực của hệ thống thoát nước hiện có.

Đà Nẵng cứ mưa lớn là ngập.

“Hệ thống thoát nước của Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là tại khu vực trung tâm TP. Phần lớn, hệ thống thoát nước được xây dựng từ lâu và hiện nay đã xuống cấp. Một số tuyến cống được xây dựng từ thời Pháp, Mỹ bằng cống gạch vòm và sau này xây bằng đá hộc, đã bị sụt lở, tắc nghẽn”, ông Phong cho hay.

Cụ thể theo ông Phong, hệ thống cống hiện trạng khu vực đô thị TP Đà Nẵng dài khoảng gần 1.800km và gần 30km kênh mương hở. Trong đó, khoảng 40km tuyến cống được xây dựng trước năm 1994, bằng loại đá hộc được che đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép.

Đối với một số nơi thường xuyên xảy ra ngập sâu như Mẹ Suốt, Khe Cạn, Giám đốc Sở Xây Dựng TP Phùng Phú Phong cho biết: Đây là những khu vực mà người dân xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, không được quy hoạch bài bản, hạ tầng kỹ thuật chưa thể đầu tư đồng bộ, một số khu vực không có hệ thống cống thoát nước và có địa hình thấp trũng.

Chính vì thế, theo ông Phong, việc triển khai các dự án thoát nước tại những khu vực nêu trên vào thời điểm này cần phải cân nhắc kỹ, nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với định hướng quy hoạch sử dụng đất tại khu vực.

 

“Hiện nay Sở Xây dựng đang triển khai đồ án quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị. Đây sẽ là giải pháp căn cơ để xử lý tình trạng ngập lụt hiện nay” - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam

Cũng liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam cho rằng: Đà Nẵng phát triển đô thị mới trên lõi nền đô thị cũ. Thoát nước ở TP thực sự có vấn đề. Ngoài lỗi thiết kế không khớp nối thì một vấn đề nữa là lượng nước quá lớn ở sân bay. Trước đây sân bay Đà Nẵng được thiết kế với 14 hồ điều hòa nhưng thời gian qua các hồ đã bị bồi lấp.

“Mặc dù Đà Nẵng đã nạo vét, khơi thông cống rãnh trước mùa mưa bão nhưng chỉ cần 1 tấm nylon bít cửa thu cũng ảnh hưởng đến việc thoát nước. Do đó, việc nạo vét, kiểm tra cần phải xử lý trước, trong và sau khi mưa” – ông Nam nhấn mạnh.

Chờ đồ án quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị

Để giải quyết tình trạng ngập lụt đô thị Đà Nẵng, ông Phùng Phú Phong thông tin, hiện nay TP đang triển khai chuẩn bị đầu tư và thi công các dự án thoát nước, xử lý ngập úng. Trong thời gian đến, Đà Nẵng sẽ triển khai đồng loạt các giải pháp như tăng cường hơn nữa công tác khơi thông cửa thu, mương thu nước; khảo sát toàn bộ các bất cập hiện nay về hệ thống cống thoát nước, trước mắt ưu tiên tại khu vực đô thị cũ…

Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng Phùng Phú Phong nói về vấn đề ngập đô thị.

Theo ông Phong, sẽ chỉ giải quyết được căn cơ vấn đề ngập của Đà Nẵng là khi đồ án quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị của TP được triển khai. “Sở sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện đồ án quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị. Đây là cơ sở để đề xuất các dự án thoát nước có quy mô lớn trên địa bàn trong thời gian đến, bảo đảm giải quyết triệt để vấn đề ngập úng đô thị tại TP Đà Nẵng” – ông Phong nói.

Ông Phong cho biết thêm, UBND TP đã chỉ đạo Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên và những đơn vị tổ chức lập quy hoạch phân khu, trong đó phải ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa. Trước mắt, Sở Xây dựng sẽ phối hợp hoàn thiện hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án chống ngập khu vực xung quanh sân bay Đà Nẵng và triển khai dự án Cải tạo các hồ điều tiết khu vực sân bay Đà Nẵng (dự kiến kinh phí khoảng trên 700 tỷ đồng).

Ảnh: Dầm mưa ứng cứu dân ở Đà Nẵng

Ảnh: Dầm mưa ứng cứu dân ở Đà Nẵng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn

08 Apr, 10:30 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 165/TB-VPCP ngày 8/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo 1568).

Một huyện ở Khánh Hòa chuyển đổi 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Một huyện ở Khánh Hòa chuyển đổi 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

08 Apr, 11:01 AM

Kinhtedothi - Giai đoạn 2025-2030, huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) sẽ chuyển đổi hơn 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp gồm 432ha đất trồng lúa; 3.159ha đất trồng cây hàng năm; 7.032ha đất trồng cây lâu năm; 3.037ha đất rừng sản xuất; 19ha đất rừng phòng hộ; 595ha đất nuôi trồng thủy sản.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ