80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Đoàn khảo sát làm việc nhằm nắm bắt tình hình về chu cầu tiếp nhận thông tin đoàn viên, người lao động; các hình thức tuyên truyền các đơn vị đang triển khai; công tác phối hợp với chủ thể khác, như chủ sử dụng lao động, các đoàn thể khác, chủ nhà trọ… trong tuyên truyền; những khó khăn, vướng mắc về thời giờ, điều kiện làm việc, chủ sử dụng lao động, nguồn lực tổ chức… Qua đó để tìm giải pháp tuyên truyền tới công nhân hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Quang cảnh hội nghị

Công tác tuyên truyền, vận động luôn được đổi mới

Báo cáo với đoàn khảo sát, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, giai đoạn 2018 - 2025, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, pháp luật cho công nhân Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức, nội dung, phương pháp và hiệu quả thực tiễn.

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, ngành, địa phương và cơ sở.

"Đây là nền tảng quan trọng để tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Thủ đô vững vàng về bản lĩnh chính trị, gương mẫu về chấp hành pháp luật, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển bền vững" - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP nêu rõ.

Đã có 8.839 CĐCS tổ chức tuyên truyền cho trên 671.000 đoàn viên CNLĐ mỗi năm, tập trung quán triệt Nghị quyết Đại hội XI, XII, XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội và 10 chương trình công tác lớn của Thành uỷ; Nghị quyết 20, 02-NQ/TW; Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam và Đại hội Công đoàn Thành phố; bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp; các ngày lễ lớn.

Công tác tuyên truyền, vận động luôn được đổi mới, góp phần nâng cao nhận thức, trình độ chính trị, pháp luật, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho giai cấp Công nhân. Công tác tuyên truyền thực hiện “Xây dựng Nếp sống văn hóa công nghiệp” được chú trọng góp phần quan trọng xây dựng môi trường văn hóa, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, đồng thời phát huy vai trò của người lao động, của các đơn vị đối với xây dựng văn hóa trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, CĐCS đã đẩy mạnh các phong trào thi đua góp phần nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động cho công nhân lao động. Nhiều phong trào thi đua nổi bật như thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến sáng tạo Thủ đô”, “Dạy tốt, học tốt”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Đáng chú ý là phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” với điểm nhấn là tổ chức Hội thi thợ giỏi của các cấp Công đoàn, nhằm nâng cao kỹ năng, tay nghề, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước, vì việc làm và đời sống của người lao động.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại buổi làm việc

Công đoàn phải ung cấp các sản phẩm truyền thông mang thông điệp ngắn gọn 

Tại buổi làm việc, đại diện các Công đoàn cơ sở đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, phổ biến pháp luật cho người lao động; đồng thời kiến nghị, đề xuất một số hình thức truyền thông chuyển tải hiệu quả tới công nhân, người lao động sao cho ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ nắm bắt.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu giá cao công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và pháp luật cho công nhân, lao động của Công đoàn Thủ đô thời gian qua - đây là một trong những đơn vị điển hình của cả nước, có nhiều mô hình hiệu quả, có sức lan tỏa.

Ghi nhận ý kiến, kinh nghiệm, đề xuất của đại diện các Công đoàn cơ sở, Trưởng đoàn khảo sát cho biết, đây là những đề xuất thẳng thắn, đúng thực tế, qua đó giúp Đoàn khảo sát nắm được những yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn để có những tổng kết thực tiễn báo cáo lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Nhấn mạnh những thách thức, khó khăn ban đầu khi vận hành theo mô hình mới, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, việc triển khai hoạt động tới nhiều loại hình Công đoàn cơ sở cùng một lúc rất cần có sự điều chỉnh cho khoa học, linh hoạt, đề nghị Công đoàn Thủ đô cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng và nâng cao kiến thức pháp luật cho công nhân, lao động trong tình hình mới.

Từ ý kiến đề xuất của lãnh đạo LĐLĐ TP và các Công đoàn cơ sở trên địa bàn Hà Nội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, Công đoàn phải là nơi sản xuất, cung cấp các sản phẩm truyền thông mang thông điệp ngắn gọn chuyển tải tới công nhân, lao động, trong đó cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông để chuyển tải kịp thời, thiết thực, hiệu quả tới từng đối tượng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tỉnh Hưng Yên: tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết thủ tục hành chính cấp xã

Tỉnh Hưng Yên: tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết thủ tục hành chính cấp xã

17 Jul, 05:23 PM

Kinhtedothi - Sáng 17/7, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hướng dẫn, giải đáp việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính về đất đai cấp xã tại UBND và Trung tâm Phục vụ hành chính công (TTPVHCC) cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ