Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cận cảnh công đoạn biến cây chuối thành sợi dệt vải, dây đan đồ mỹ nghệ

Theo Nguyên Anh/báo Lao Động
Chia sẻ Zalo

Chỉ với 13 nhân công và 1 số máy móc chuyên dụng, những thân cây chuối nhanh chóng biến thành dây bẹ, sợi tơ xuất bán cho các nơi làm đồ thủ công mỹ nghệ.

Mỗi sáng, nhân công của hợp tác xã (HTX) sản xuất dịch vụ nông nghiệp Kênh 10 (xã Minh thuận, huyện U Minh Thượng) lại thu gom về rất nhiều thân cây chuối tươi.
Mỗi sáng, nhân công của hợp tác xã (HTX) sản xuất dịch vụ nông nghiệp Kênh 10 (xã Minh thuận, huyện U Minh Thượng) lại thu gom về rất nhiều thân cây chuối tươi.
Cận cảnh công đoạn biến cây chuối thành sợi dệt vải, dây đan đồ mỹ nghệ - Ảnh 1
Thân chuối được đưa vào máy xẻ làm bốn, sau đó dùng tay tách ra từng bẹ và đưa vào máy ép cho mềm, bớt nước.
Thân chuối được đưa vào máy xẻ làm bốn, sau đó dùng tay tách ra từng bẹ và đưa vào máy ép cho mềm, bớt nước.
Tiếp đó là mang bẹ chuối đã rọc đi phơi nắng. Sau khoảng 4 ngày, kiểm tra bẹ chuối khô có độ dẻo, dai thì gom lại. Dây này có thể đan các loại giỏ xách, nón, rổ, bàn, ghế....
Tiếp đó là mang bẹ chuối đã rọc đi phơi nắng. Sau khoảng 4 ngày, kiểm tra bẹ chuối khô có độ dẻo, dai thì gom lại. Dây này có thể đan các loại giỏ xách, nón, rổ, bàn, ghế....
Cận cảnh công đoạn biến cây chuối thành sợi dệt vải, dây đan đồ mỹ nghệ - Ảnh 2
Với khâu làm sợi tơ chuối, sau khi ép thân chuối (bỏ phần bẹ già) sẽ được tuốt lại loại bỏ bã, giữ lại phần sợi dai mỏng, trắng tinh. Phần sợi này sau khi phơi đủ nắng sẽ được bó lại cho gọn cung cấp cho các nơi chế biến tiếp tục để làm sợi dệt vải.
Với khâu làm sợi tơ chuối, sau khi ép thân chuối (bỏ phần bẹ già) sẽ được tuốt lại loại bỏ bã, giữ lại phần sợi dai mỏng, trắng tinh. Phần sợi này sau khi phơi đủ nắng sẽ được bó lại cho gọn cung cấp cho các nơi chế biến tiếp tục để làm sợi dệt vải.
Ở địa phương có 2.700 ha diện tích trồng chuối như U Minh Thượng thì việc tận dụng thân chuối bỏ đi (hoặc cho gia súc ăn) để tái chế lại làm nguyên liệu sản xuất thủ công mỹ nghệ đã góp phần nâng cao giá trị cho cây chuối.
Ở địa phương có 2.700 ha diện tích trồng chuối như U Minh Thượng thì việc tận dụng thân chuối bỏ đi (hoặc cho gia súc ăn) để tái chế lại làm nguyên liệu sản xuất thủ công mỹ nghệ đã góp phần nâng cao giá trị cho cây chuối.
Cận cảnh công đoạn biến cây chuối thành sợi dệt vải, dây đan đồ mỹ nghệ - Ảnh 3
Không chỉ tận dụng triệt để cây chuối, phế phẩm sau sản xuất là bã và nước ép còn dùng làm phân vi sinh.
Không chỉ tận dụng triệt để cây chuối, phế phẩm sau sản xuất là bã và nước ép còn dùng làm phân vi sinh.
Đầu năm 2022, bà Trần Thị Vỹ - Giám đốc HTX bắt đầu nghiên cứu cách làm ra sản phẩm từ bẹ chuối. Bà đầu tư mua máy móc, thiết bị và mang thân chuối về thử nghiệm. Thử nghiệm thành công nên bà Vỹ bắt đầu cho sản xuất dây, sợi để bán nguyên liệu cho các nơi đan thủ công. Hiện HTX đã ký hợp đồng với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thảo Điền Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) cung cấp nguyên liệu bẹ và sợi tơ chuối khô để đan các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Đầu năm 2022, bà Trần Thị Vỹ - Giám đốc HTX bắt đầu nghiên cứu cách làm ra sản phẩm từ bẹ chuối. Bà đầu tư mua máy móc, thiết bị và mang thân chuối về thử nghiệm. Thử nghiệm thành công nên bà Vỹ bắt đầu cho sản xuất dây, sợi để bán nguyên liệu cho các nơi đan thủ công. Hiện HTX đã ký hợp đồng với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thảo Điền Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) cung cấp nguyên liệu bẹ và sợi tơ chuối khô để đan các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Không chỉ tăng thu nhập cho người trồng chuối, HTX còn tạo công ăn việc làm cho bà con, để họ không phải đi làm ăn xa. Chị Nguyễn Thị Ngoan, nhân công HTX cho biết: “Làm ở đây công việc cũng nhẹ nhàng, không vất vả, lại gần nhà tiện chăm sóc gia đình. Thu nhập hàng tháng cũng giúp trang trải cuộc sống, lo con cái ăn học”.
Không chỉ tăng thu nhập cho người trồng chuối, HTX còn tạo công ăn việc làm cho bà con, để họ không phải đi làm ăn xa. Chị Nguyễn Thị Ngoan, nhân công HTX cho biết: “Làm ở đây công việc cũng nhẹ nhàng, không vất vả, lại gần nhà tiện chăm sóc gia đình. Thu nhập hàng tháng cũng giúp trang trải cuộc sống, lo con cái ăn học”.
Anh Đổng Thanh Tiền, quản lý nhân công, máy móc của HTX cho biết, thông thường từ 10 kg bẹ tươi ra thành phẩm 1 kg bẹ khô, còn muốn làm ra 1kg sợi tơ chuối thì cần 100 kg phần thân chuối tươi, bỏ những bẹ già bên ngoài.
Anh Đổng Thanh Tiền, quản lý nhân công, máy móc của HTX cho biết, thông thường từ 10 kg bẹ tươi ra thành phẩm 1 kg bẹ khô, còn muốn làm ra 1kg sợi tơ chuối thì cần 100 kg phần thân chuối tươi, bỏ những bẹ già bên ngoài.
Cận cảnh công đoạn biến cây chuối thành sợi dệt vải, dây đan đồ mỹ nghệ - Ảnh 4
1kg bẹ dây khô có giá 30.000 đồng, 1kg sợi tơ có giá 120.000 đồng. Bình quân mỗi tháng xưởng có thể sản xuất khoảng 2 tấn bẹ dây, 1 tấn sợi tơ (nhưng không đồng thời và tùy đơn hàng). Hiện xưởng đang làm 1 lô hàng 400 kg dây bẹ chuối khô chuẩn bị xuất đi Hà Nội.
1kg bẹ dây khô có giá 30.000 đồng, 1kg sợi tơ có giá 120.000 đồng. Bình quân mỗi tháng xưởng có thể sản xuất khoảng 2 tấn bẹ dây, 1 tấn sợi tơ (nhưng không đồng thời và tùy đơn hàng). Hiện xưởng đang làm 1 lô hàng 400 kg dây bẹ chuối khô chuẩn bị xuất đi Hà Nội.
Theo ông Lâm Quốc Toàn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang, trước nay người dân trồng chuối chỉ bán trái, bắp nên thu nhập không ổn định, giá tăng giảm thất thường. “HTX đã phát triển sản xuất dây, sợi to chuối vừa tận dụng nguồn sẵn có ở địa phương lại góp phần bảo vệ môi trường. Hội cũng định hướng có thể sẽ nhân rộng mô hình cho các nơi học hỏi, khai thác để tạo ra giá trị gia tăng, tạo việc làm cho nông dân. Lâu dài thành lập thêm các tổ hợp tác sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ sẽ giải quyết lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương”, ông Toàn cho hay.
Theo ông Lâm Quốc Toàn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang, trước nay người dân trồng chuối chỉ bán trái, bắp nên thu nhập không ổn định, giá tăng giảm thất thường. “HTX đã phát triển sản xuất dây, sợi to chuối vừa tận dụng nguồn sẵn có ở địa phương lại góp phần bảo vệ môi trường. Hội cũng định hướng có thể sẽ nhân rộng mô hình cho các nơi học hỏi, khai thác để tạo ra giá trị gia tăng, tạo việc làm cho nông dân. Lâu dài thành lập thêm các tổ hợp tác sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ sẽ giải quyết lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương”, ông Toàn cho hay.
Bà Trần Thị Vỹ cũng cho biết, tháng 10 tới HTX sẽ mở lớp dạy làm đồ thủ công mỹ nghệ. “Chúng tôi sẽ tuyển dụng thêm nhân công, thêm máy móc, mở rộng quy mô sản xuất để về lâu dài tiến đến thị trường xuất khẩu ra nước ngoài”, bà Vỹ chia sẻ.
Bà Trần Thị Vỹ cũng cho biết, tháng 10 tới HTX sẽ mở lớp dạy làm đồ thủ công mỹ nghệ. “Chúng tôi sẽ tuyển dụng thêm nhân công, thêm máy móc, mở rộng quy mô sản xuất để về lâu dài tiến đến thị trường xuất khẩu ra nước ngoài”, bà Vỹ chia sẻ.