Đối với nhiều người dân phường Dịch vọng Hậu, đường tranh gốm tại khu 18-4, tổ 28 (mới), phố Duy Tân đã trở nên quen thuộc từ hai năm trở lại đây. |
Những mảng tường tại khu dân cư được trang trí bằng những bức tranh gốm mang chủ đề Hà Nội và làng quê không chỉ khiến người mới đặt chân tới khu dân cư bị ấn tượng mà ngay cả đối với những người dân sống tại đây, đó cũng là điểm nhấn vô cùng tự hào. |
Theo những người dân sống tại tổ dân phố số 28, ý tưởng con đường tranh gốm được xuất phát từ bà Vũ Thị Bắc. Ý tưởng của bà được người dân khu dân cư ủng hộ và đã cùng thuê thợ về làm. |
Các bức tường tại khu dân cư được chia làm hai mảng tranh lớn. |
Những ô tường lớn phía trên được trang trí bằng các bức tranh khổ lớn về Thủ đô Hà Nội, làng quê, phong cảnh non nước. |
Phía dưới là những bức tranh về hoa sen mềm mại – loài hoa được coi là quốc hoa của Việt Nam. |
Bức tranh sống động thu hút cả những chú bướm đậu lại. |
Thậm chí, những câu đối được đưa ra như “Đường tranh gốm xưa, thổi hồn đất Việt, Dòng giống Lạc Hồng, Vạn đại niên lưu”. Năm xây dựng đường tranh gốm cũng được ghi rõ “Giáp Ngọ niên 2014, Kỉ niệm Trung thu”. |
Được biết, bức tường để dựng lên đường tranh gốm này chính là dãy tường của trường THCS Dịch Vọng Hậu. |
Người dân của tổ dân phố 28 tự hào chia sẻ, bức tranh gốm không chỉ khiến khu dân cư thêm thẩm mỹ mà còn hạn chế được tình trạng bị các quảng cáo rao vặt nham nhở hay tình trạng viết, vẽ, làm bẩn tường. |
Hơn nữa, đường tranh gốm còn mô tả những phong cảnh đẹp của Hà Nội, của làng quê Bắc Bộ, của thiên nhiên lại càng hun đúc và nhắc nhở mọi người, nhất là trẻ em ngày nay về niềm tự hào dòng giống Lạc Hồng, về tình yêu con người, đất nước Việt Nam. |
Các bức tranh gốm về các địa danh của Thủ đô Hà Nội chiếm số lượng lớn. |
Những bức tranh phong cảnh làng quê hữu tình. |
Người dân khu phố số 28 rất thích thú và tự hào về đường tranh gốm. |
Con đường tranh gốm không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn góp phần tăng thêm tình yêu, niềm tự hào về cuộc sống, cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người Việt Nam. |