Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi):

Cần cơ chế đủ mạnh để Hà Nội chỉnh trang, tái thiết đô thị

Kinhtedothi - Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, đối với phát triển đô thị, Hà Nội cần tập trung 2 vấn đề là quy hoạch, cải tạo, tái thiết đô thị cũ và phát triển đô thị mới.

Chiều 20/7, Ban Soạn thảo Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng để tham gia giải trình làm rõ những vấn đề được đề xuất trong dự thảo Luật. Tham dự cuộc làm việc có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn; Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban soạn thảo.

Cần cơ chế đủ mạnh cho vấn đề đô thị

Báo cáo tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết: Dự thảo Luật hiện tại gồm 6 chương, 59 điều, tăng 2 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012 hiện hành; trong đó kế thừa nguyên vẹn 4 điều của Luật Thủ đô 2012 (Điều 2, Điều 4, Điều 5 và Điều 6), 23 điều còn lại kế thừa một phần và có sửa đổi, bổ sung.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) 

9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chủ yếu được quy phạm hóa tại các chương II, III, IV và V của dự thảo Luật.

Trong đó, liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng chủ yếu được quy định tại Chương III (Xây dựng và phát triển Thủ đô), cụ thể tại các điều: 20, 21, 22, 23, 31, 32, 33; ngoài ra tại Điều 40 và Điều 46 đều có những quy định liên quan.

Tại cuộc làm việc, một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm là biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch (Điều 21 dự thảo Luật). Để chỉnh trang, tái thiết đô thị, dự thảo Luật quy định: “Khi lập quy hoạch chi tiết để mở rộng trục đường giao thông theo quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thủ đô phải xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để thực hiện dự án chỉnh trang đô thị, tái định cư tại chỗ, nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh theo các quy định của pháp luật về đất đai và quy hoạch”. Quy định này mở rộng hơn so với Luật Thủ đô 2012 (khi lập quy hoạch chi tiết trục đường giao thông mới trên địa bàn Thủ đô).

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến báo cáo tại buổi làm việc

Trong quá trình soạn thảo, liên quan vấn đề này, nhiều ý kiến nhất trí cho rằng, cần cho Hà Nội một cơ chế đủ mạnh thì mới có thể thực hiện việc chỉnh trang, tái thiết đô thị, xóa bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo; gia tăng được giá trị địa tô để từ đó đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, vì vậy, quy định như dự thảo là phù hợp. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc tính khả thi; khi thực hiện việc “mở rộng” các tuyến đường mà thu hồi đất vùng phụ cận dễ gặp phải phản ứng của người dân; chi phí bồi thường rất lớn; rồi cần phải điều chỉnh cả quy hoạch. Cùng với đó, cần định lượng rõ thuật ngữ “vùng phụ cận” để tránh tác động nhiều đến người dân lúc tiến hành mở đường.

Bảo tồn không gian văn hóa và cảnh quan sạch đẹp

Liên quan quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị (Điều 22), dự thảo Luật quy định giao HĐND quy định việc xây dựng, quản lý, khai thác không gian ngầm, khoảng không công trình ngầm trên địa bàn Thủ đô; việc quản lý, xây dựng và khai thác khoảng không, không gian ngầm tại các đô thị, khu nội đô lịch sử phải bảo đảm bảo tồn không gian văn hóa và cảnh quan sạch đẹp, khang trang.

Liên quan việc quản lý xây dựng và khai thác khoảng không, không gian ngầm là vấn đề lớn nhưng các văn bản quy phạm pháp luật (Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị) đều chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Đại diện Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết hiện chỉ có Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị có các quy định tương đối đầy đủ về vấn đề này. Do vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần đánh giá kỹ lưỡng quy trình, thủ tục, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng và khai thác không gian ngầm, quy định rõ nguyên tắc giao HĐND.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho rằng, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã tiếp cận nhiều vấn đề hơn Luật hiện hành. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ các tồn tại, các vấn đề mà Luật cũ chưa làm được từ đó có cơ sở để quy định các nội dung mới, trong đó có vấn đề về thu hồi đất khi mở rộng đường. Các quy định của dự thảo luật cần rõ về nội hàm và nguyên tắc để dễ thực hiện.

Liên quan việc quản lý xây dựng và khai thác khoảng không, không gian ngầm, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, nếu chỉ giao cho HĐND như dự thảo Luật sẽ rất khó thực hiện. Theo đó, cần đánh giá tổng kết thực tiễn thi hành Nghị định số 39 để tổng hợp vướng mắc, từ đó cơ sở để xây dựng quy định phù hợp, khả thi. Đối với phát triển đô thị, Hà Nội cần tập trung 2 vấn đề là quy hoạch, cải tạo, tái thiết đô thị cũ và phát triển đô thị mới.

Thay mặt Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng khẳng định sẽ nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến và mong lãnh đạo Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo các đơn vị phối hợp Bộ Tư pháp để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bình Dương dự kiến sau sáp nhập còn 36 xã, phường

Bình Dương dự kiến sau sáp nhập còn 36 xã, phường

14 Apr, 07:28 PM

Kinhtedothi - Ngày 14/4, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị quán triệt, thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; sơ kết quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II; lấy ý kiến về đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sáp nhập cấp xã.

Quảng Nam ban hành kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Quảng Nam ban hành kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

14 Apr, 05:38 PM

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng giao Sở Nội vụ chủ trì tiếp nhận, tổng hợp, xử lý các vấn đề liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cũng như kịp thời hướng dẫn, giải đáp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nghỉ hưu theo nguyện vọng

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nghỉ hưu theo nguyện vọng

14 Apr, 04:19 PM

Kinhtedothi - Ngày 14/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức hội nghị chuyên đề lần thứ 114 và công bố quyết định của Ban Bí thư về việc đồng ý để Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 15/4.

50 năm tự hào ngọn lửa Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam

50 năm tự hào ngọn lửa Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam

12 Apr, 05:16 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/4, Câu lạc bộ (CLB) Truyền thống kháng chiến Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam tổ chức họp mặt truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), với chủ đề “50 năm tự hào sáng mãi ngọn lửa thanh niên”.

Hoàn thiện hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN

Hoàn thiện hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN

11 Apr, 08:06 PM

Kinhtedothi - Sáng 11/4, tại Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Nam Định về công tác bảo tồn đa dạng sinh học và tiến độ hoàn thiện hồ sơ đề cử VQG Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ