Cần hiểu rõ hơn về công tác trùng tu Chùa Cầu

Khánh Quang - Tấn Việt
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Trải qua gần 2 năm triển khai, công tác trùng tu Chùa Cầu (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã hoàn thành. Dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhưng nhìn chung công trình vẫn giữ được tối đa các dấu tích vật chất hiện hữu và giá trị lịch sử văn hóa của di tích.

Di tích Chùa Cầu - Cầu Nhật Bản - Lai Viễn Kiều là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo hiếm thấy và đã trở thành biểu tượng của thành phố Hội An - di sản văn hóa thế giới. Di tích đã trải qua khoảng 400 năm tồn tại với ít nhất 7 lần trùng tu, sửa chữa lớn nhỏ trong lịch sử. Cuối năm 2022, dự án đại trùng tu Chùa Cầu có tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 50%, TP Hội An bố trí ngân sách 50%.
Di tích Chùa Cầu - Cầu Nhật Bản - Lai Viễn Kiều là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo hiếm thấy và đã trở thành biểu tượng của thành phố Hội An - di sản văn hóa thế giới. Di tích đã trải qua khoảng 400 năm tồn tại với ít nhất 7 lần trùng tu, sửa chữa lớn nhỏ trong lịch sử. Cuối năm 2022, dự án đại trùng tu Chùa Cầu có tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 50%, TP Hội An bố trí ngân sách 50%.
Cuối tháng 7 vừa qua, diện mạo Chùa Cầu đã lộ diện sau hơn một năm rưỡi được che chắn để tiến hành trùng tu. Ngay sau đó, dư luận đã có những phản ứng trái chiều liên quan đến diện mạo "màu sắc không hài hòa" của Chùa Cầu. Cụ thể, một số người cho rằng màu vôi sơn công trình quá sáng và hiện đại, không phù hợp với vẻ cổ kính vốn có của Chùa Cầu.
Cuối tháng 7 vừa qua, diện mạo Chùa Cầu đã lộ diện sau hơn một năm rưỡi được che chắn để tiến hành trùng tu. Ngay sau đó, dư luận đã có những phản ứng trái chiều liên quan đến diện mạo "màu sắc không hài hòa" của Chùa Cầu. Cụ thể, một số người cho rằng màu vôi sơn công trình quá sáng và hiện đại, không phù hợp với vẻ cổ kính vốn có của Chùa Cầu.
Tiếp thu những đóng góp của dư luận, TP Hội An đã cho thực hiện việc quét lại vôi ở phần hông Chùa Cầu nhằm giảm màu trắng để hài hòa với phần móng. “Công tác điều chỉnh màu vôi đã hoàn thành. Đây là điều chỉnh duy nhất cho công trình và sẽ không có sự điều chỉnh nào thêm”- ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết.
Tiếp thu những đóng góp của dư luận, TP Hội An đã cho thực hiện việc quét lại vôi ở phần hông Chùa Cầu nhằm giảm màu trắng để hài hòa với phần móng. “Công tác điều chỉnh màu vôi đã hoàn thành. Đây là điều chỉnh duy nhất cho công trình và sẽ không có sự điều chỉnh nào thêm”- ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết.
Cũng theo ông Ngọc, công tác tu bổ di tích Chùa Cầu được thực hiện thận trọng, bài bản và khoa học trong tất cả các khâu từ nghiên cứu, khảo sát xây dựng phương án đến tổ chức triển khai thi công. Chùa Cầu vẫn giữ gìn được sự nguyên vẹn của tổng thể kiến trúc và kết cấu sau khi tu bổ.
Cũng theo ông Ngọc, công tác tu bổ di tích Chùa Cầu được thực hiện thận trọng, bài bản và khoa học trong tất cả các khâu từ nghiên cứu, khảo sát xây dựng phương án đến tổ chức triển khai thi công. Chùa Cầu vẫn giữ gìn được sự nguyên vẹn của tổng thể kiến trúc và kết cấu sau khi tu bổ.
Chùa Cầu được trùng tu bằng phương án hạ giải. Quá trình trùng tu đã giữ lại cho Chùa Cầu tất cả những cấu kiện, chi tiết còn sử dụng được và chỉ thay thế những chi tiết bị hư hỏng, mục nát. Chưa kể vật liệu thay thế cũng tương đồng, bao gồm cả sơn phết hoàn thiện. Phương án được đánh giá giúp công trình “sống khỏe” trong vài chục năm tới. Ví dụ như có đến gần 60% khối lượng gỗ, gần 30% số viên ngói, 80% số đĩa cổ, 20% cấu kiện đá nền, 35% số con giống trang trí bờ mái… được gìn giữ, tái định vị di tích sau khi tu bổ.
Chùa Cầu được trùng tu bằng phương án hạ giải. Quá trình trùng tu đã giữ lại cho Chùa Cầu tất cả những cấu kiện, chi tiết còn sử dụng được và chỉ thay thế những chi tiết bị hư hỏng, mục nát. Chưa kể vật liệu thay thế cũng tương đồng, bao gồm cả sơn phết hoàn thiện. Phương án được đánh giá giúp công trình “sống khỏe” trong vài chục năm tới. Ví dụ như có đến gần 60% khối lượng gỗ, gần 30% số viên ngói, 80% số đĩa cổ, 20% cấu kiện đá nền, 35% số con giống trang trí bờ mái… được gìn giữ, tái định vị di tích sau khi tu bổ.
Ông Phạm Phú Ngọc thừa nhận công tác trùng tu thời gian qua đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh mặt không tích cực thì vẫn có nhiều điểm sáng cần ghi nhận. Bởi Chùa Cầu đã tạo ra nhiều bàn luận, các chuyên gia lên cũng tiếng giải thích, trao đổi để giúp cho công chúng hiểu thêm về công tác trùng tu. Một khi mọi người quan tâm nhiều về công tác tu bổ di tích sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thúc về vấn đề này. Ở nước ngoài người dân ít ý kiến trái chiều, vì đa số đã có những nhận biết nhất định hoặc am hiểu một cách sâu sắc.
Ông Phạm Phú Ngọc thừa nhận công tác trùng tu thời gian qua đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh mặt không tích cực thì vẫn có nhiều điểm sáng cần ghi nhận. Bởi Chùa Cầu đã tạo ra nhiều bàn luận, các chuyên gia lên cũng tiếng giải thích, trao đổi để giúp cho công chúng hiểu thêm về công tác trùng tu. Một khi mọi người quan tâm nhiều về công tác tu bổ di tích sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thúc về vấn đề này. Ở nước ngoài người dân ít ý kiến trái chiều, vì đa số đã có những nhận biết nhất định hoặc am hiểu một cách sâu sắc.
Ông Ngọc cho biết thêm, trùng tu là một chuyên ngành về khoa học, kể cả đọc, hiểu lý thuyết nhưng khó có thể hiểu và rõ về bản chất vấn đề, vì rất phức tạp. Hội An thời gian đã quản lý một cách uyển chuyển, kỹ càng, chỉnh chu để không gian phát triển theo quy định của UNESCO và Công ước Quốc tế.
Ông Ngọc cho biết thêm, trùng tu là một chuyên ngành về khoa học, kể cả đọc, hiểu lý thuyết nhưng khó có thể hiểu và rõ về bản chất vấn đề, vì rất phức tạp. Hội An thời gian đã quản lý một cách uyển chuyển, kỹ càng, chỉnh chu để không gian phát triển theo quy định của UNESCO và Công ước Quốc tế.
"Ghi nhận sự quan tâm và yêu thương của mọi người đối với Chùa Cầu. Nhưng qua sự kiện lần này cũng giúp cho mọi người hiểu hơn về di tích, hiểu về công cuộc trùng tu, từ đó giúp phản biện có chuyên môn, có chiều sâu” – ông Ngọc bày tỏ.
"Ghi nhận sự quan tâm và yêu thương của mọi người đối với Chùa Cầu. Nhưng qua sự kiện lần này cũng giúp cho mọi người hiểu hơn về di tích, hiểu về công cuộc trùng tu, từ đó giúp phản biện có chuyên môn, có chiều sâu” – ông Ngọc bày tỏ.
Ông Ngọc cũng lấy làm tiếc khi cộng đồng chỉ nhìn vào những hình ảnh và bình luận trên không gian mạng. Chưa kể, một số nền tảng xuất hiện những hình ảnh chưa chuẩn xác, thậm chí chưa chuẩn về màu sắc.
Ông Ngọc cũng lấy làm tiếc khi cộng đồng chỉ nhìn vào những hình ảnh và bình luận trên không gian mạng. Chưa kể, một số nền tảng xuất hiện những hình ảnh chưa chuẩn xác, thậm chí chưa chuẩn về màu sắc.
Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn khẳng định tất cả đều phải đảm bảo theo yêu cầu, nguyên tắc trùng tu di tích. Đối với những ý kiến khen chê thời gian qua, TP Hội An đều cầu thị lắng nghe.
Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn khẳng định tất cả đều phải đảm bảo theo yêu cầu, nguyên tắc trùng tu di tích. Đối với những ý kiến khen chê thời gian qua, TP Hội An đều cầu thị lắng nghe.