Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần quan tâm giải quyết từ gốc

Kinhtedothi - Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội lại rộ lên những thông tin về việc xét công nhận chức danh Giáo sư và Phó giáo sư năm 2021.

Đáng buồn là, cũng như một vài năm gần đây, câu chuyện lại tập trung vào những lùm xùm xung quanh sự trung thực của một số ứng viên. Chẳng hạn như việc đăng ký các bài báo khoa học trên các tạp chí có uy tín của quốc tế, thậm chí là việc đạo văn của tác giả các bài báo đó, cũng là các ứng viên vào các chức danh khoa học cao quý.

Không muốn và có lẽ không cần nhắc các sự việc cụ thể đáng buồn, thậm chí đáng xấu hổ ở một vài ứng viên, mà dư luận và công luận đề cập đến những ngày qua. Tuy không phải là phổ biến nhưng đó thật sự đã là những con sâu làm rầu nồi canh, ảnh hưởng tới danh dự của các nhà khoa học chân chính, xứng đáng được tôn vinh.

Mặc dù không muốn, nhưng cũng phải đề cập đến một việc đáng quan tâm. Đó là việc ông Phạm Văn Thịnh, công tác tại trường ĐH Thủ Dầu Một, người có kinh nghiệm thường xuyên kiểm tra hoạt động xuất bản bài báo khoa học của các cán bộ, giảng viên trong đơn vị đã phát hiện hàng loạt ứng viên đăng bài ở các tạp chí giả mạo, mạo danh để có thành tích công bố quốc tế khi làm hồ sơ xét GS, PGS. Sau khi Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được các Hội đồng Giáo sư cơ sở đưa lên, ông Thịnh đã lên diễn đàn Liêm chính khoa học kêu gọi Nhà nước ngừng việc xét GS, PGS năm 2021 với lý do “hàng trăm bài báo đăng trên các tạp chí phi pháp, giả mạo ở nước ngoài được kê khai trong hồ sơ ứng viên chức danh GS, PGS năm 2021”. Theo ông Thịnh, nếu như với đợt xét năm 2020, bài báo giả mạo và phi pháp chủ yếu có trong hồ sơ ứng viên ở một số ngành như triết học, chính trị học, giáo dục học, thì năm 2021 đã lan sang nhiều ngành như tâm lý học, luật học, y dược, kinh tế…

Với trường hợp PGS Nguyễn Minh Tuấn, ứng viên chức danh Giáo sư ngành chính trị học - triết học - xã hội học, ông Thịnh khẳng định, 7 trong số 8 bài báo quốc tế uy tín mà ứng viên này kê khai trong hồ sơ là đăng ở các tạp chí hoạt động phi pháp, giả mạo ở nước ngoài. Trong khi đó, nói về hành vi của mình, ông Tuấn lại khá thản nhiên cho đây cũng là lỗi của quy chế chỉ nói bài được đăng trên tạp chí, không quy định cụ thể. Theo ứng viên này, không quy định thì cứ đăng tính được cũng tốt, không được thì thôi!

Từ những sự việc trên, có thể thấy hai điều cần quan tâm để góp phần giải quyết từ gốc tình trạng lùm xùm rất đáng xấu hổ, mà cứ đến hẹn lại lên nêu trên.

Thứ nhất, việc xem xét, công nhận chức danh GS, PGS của Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể và thực chất hơn, dựa trên sự cống hiến thực sự của các nhà khoa học. Mặt khác, cũng cần có chế tài xử lý những ứng viên cố tình gian dối, không thể để tình trạng khi bị phát hiện cứ rút đơn là vô can.

Thứ hai, mỗi nhà khoa học, cần có sự trung thực, lòng tự trọng, bảo đảm liêm chính khoa học. Không thể có tâm lý cơ hội như vị ứng viên nọ, dù biết hành vi của mình là sai trái vẫn cứ làm và rất nhanh nhảu rút đơn. Bởi hơn ai hết, mỗi nhà khoa học đều đủ năng lực, sự sáng suốt để biết rằng mình có xứng đáng không với chức danh mà mình mong muốn.

Chỉ có như vậy, danh sự, uy tín của các nhà khoa học chân chính mới được bảo toàn, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Loạn “chuyên gia” sức khỏe trên mạng

Loạn “chuyên gia” sức khỏe trên mạng

09 Mar, 06:13 AM

Kinhtedothi - Trong xã hội số, việc các thầy thuốc (bao gồm bác sĩ và dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng) tuyên truyền về các vấn đề về sức khỏe là điều hết sức bình thường.

Xe đạp và chất lượng không khí

Xe đạp và chất lượng không khí

02 Mar, 04:24 AM

Kinhtedothi - Mới đây, trên báo chí có những bài viết phản ánh những ngày cuối của tháng 2/2025, Hà Nội có không khí dày đặc sương mù và khói bụi, chỉ số chất lượng không khí (AQI) liên tục dao động ở mức trung bình đến kém, có thời điểm vượt ngưỡng nguy hại cho sức khỏe.

Loạn thông tin về dịch bệnh

Loạn thông tin về dịch bệnh

15 Feb, 10:26 AM

Kinhtedothi - Những ngày này, nơi nơi bàn về dịch cúm A, nhiều khi đi kèm theo đó là nỗi sợ hãi. Trước đó, trên các phương tiện truyền thông có đăng tải về dịch cúm, những ca bệnh nặng.

Làm gì để cho trẻ thích đọc sách?

Làm gì để cho trẻ thích đọc sách?

08 Feb, 04:19 PM

kinhtedothi - Những năm gần đây, vào dịp Tết, mùa lễ hội đầu năm, sự kiện được nhiều người quan tâm là “hội sách”, “phố sách”, “đường sách”... nơi hội tụ mọi tầng lớp yêu và thích đọc sách.

Phạt tiền khi hút thuốc lá điện tử

Phạt tiền khi hút thuốc lá điện tử

18 Jan, 05:30 AM

Kinhtedothi - Bộ Y tế đang dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 117-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ