Cẩn trọng khi bắt "trend" "đóng vỉ chân dung" bằng ChatGPT
Kinhtedothi - "Đóng vỉ chân dung" bằng ChatGPT đang trở thành trào lưu "hot" trên mạng xã hội, song người dùng cần cẩn trọng khi tải ảnh lên chatbot AI như ChatGPT vì nó có thể trở thành dữ liệu huấn luyện cho AI hoặc bị chia sẻ với bên thứ ba, dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin.

Trào lưu "đóng vỉ chân dung" bằng ChatGPT tạo ra hình ảnh sống động và chân thật nhưng người dùng cần cẩn trọng khi bắt "trend".
Sau trào lưu vẽ ảnh phong cách Snoopy, Chibi bằng ChatGPT, "trend" mới mang tên "đóng vỉ chân dung" đang trở thành hiện tượng "hot" trên các nền tảng mạng xã hội từ Facebook đến TikTok... Bằng cách sử dụng công nghệ AI, đặc biệt là ChatGPT, người dùng tạo ra những hộp đồ chơi figure (hộp đồ chơi nhân vật) độc đáo, trong đó, chân dung của chính họ là trung tâm.
Trào lưu này nhanh chóng thu hút sự chú ý vì người dùng có thể trở thành các nhân vật mà mình yêu thích như: ca sĩ, bác sĩ, nhà khoa học đến siêu anh hùng… Các ứng dụng AI có thể biến giấc mơ của người dùng thành hiện thực chỉ với một bức ảnh và vài câu lệnh đơn giản.
Không những thế, trào lưu "đóng vỉ chân dung" bằng ChatGPT cũng lan truyền mạnh mẽ nhờ sự kết hợp giữa hiệu ứng công nghệ và nhu cầu thể hiện cá nhân của các bạn trẻ. Đây không chỉ là trò chơi thú vị mà còn là cách để mọi người thể hiện cá tính, phong cách và giới thiệu bản thân…
Mặc dù thừa nhận AI tạo hiệu ứng 3D sống động và chân thật, tuy nhiên, theo cảnh báo từ các chuyên gia, người dùng cần cẩn trọng khi tải ảnh lên chatbot AI như ChatGPT vì dữ liệu này không chỉ được sử dụng để xử lý ảnh mà còn có thể được dùng để huấn luyện AI, cá nhân hóa trải nghiệm hoặc bị chia sẻ với bên thứ ba nếu chính sách bảo mật không rõ ràng, dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin khi hệ thống bị tấn công.
Đặc biệt, người dùng cũng cần biết đến độ rủi ro liên quan đến quyền riêng tư và bản quyền khi một số người đang tự chế ảnh của bạn bè, người thân, thậm chí là người nổi tiếng.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các ứng dụng AI chỉnh sửa ảnh thường yêu cầu quyền truy cập vào thư viện ảnh và camera. Vì vậy, các đối tượng có thể thu thập thêm dữ liệu như ảnh chân dung, vị trí GPS, thông tin thiết bị, thậm chí danh bạ hay lịch sử duyệt web… và như vậy, việc lộ dữ liệu cá nhân là khó tránh khỏi.

Cảnh giác “ma trận” quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội
Kinhtedothi - Trong thời đại số, mạng xã hội đem lại nhiều cơ hội phát triển cho các hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, nhiều hệ lụy xảy đến khi tình trạng quảng cáo sai sự thật đang diễn ra tràn lan, khiến người tiêu dùng phải cảnh giác khi mua hàng trên mạng...

Cảnh báo rủi ro chiến tranh hạt nhân từ sự phát triển của AI
Kinhtedothi - Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến những rủi ro chưa từng có, đặc biệt khi công nghệ này được tích hợp vào lĩnh vực quân sự, trong đó có hệ thống vũ khí hạt nhân.

Dự báo 4 xu hướng tấn công mạng thành mục tiêu hấp dẫn của tin tặc
Kinhtedothi - Tấn công vào dịch vụ điện toán đám mây, tấn công chuỗi cung ứng, tấn công hệ thống ngôn ngữ lớn - LLM và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI là 4 xu hướng chính của an toàn thông tin năm nay cũng như giai đoạn tiếp theo.