Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cẩn trọng khi thừa axit trong dạ dày

Kinhtedothi - Thừa axit dạ dày là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đau dạ dày lặp đi lặp lại.

Vai trò của axit dạ dày

Bạn cần thận trọng khi bị dư axit dạ dày. Nguồn ảnh: Internet 

Thành phần chính của axit dạ dày là axit clohydric (công thức hóa học: HCl). Nồng độ HCl ở dạ dày của người khỏe mạnh dao động trong khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l, độ pH khoảng 3 - 4.

Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Đó là:

Thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và làm rỗng dạ dày;

Kích thích ruột non và tụy sản xuất ra các enzyme tiêu hóa để phá vỡ chất béo, protein,...;

Tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày, tránh gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa;

Có vai trò quan trọng đối với việc đóng - mở các van tâm vị và môn vị.

Axit dạ dày cần đảm bảo cân bằng để ổn định quá trình tiêu hóa trong dạ dày. Việc thiếu hoặc dư axit dạ dày đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa của dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung.

Thừa axit dạ dày là gì?

Khi nồng độ axit dạ dày vượt mức 0,001 mol/l và độ pH dưới 3.5 thì sẽ dẫn tới tình trạng thừa axit dạ dày. Đây là tình trạng phổ biến, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày, dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Thừa axit dạ dày có nguy hiểm không?

Thừa axit dạ dày là tình trạng nguy hiểm. Nguyên nhân vì lượng axit vừa đủ sẽ giúp tiêu hóa thức ăn nhưng nếu dư thừa axit thì sẽ gây phá hủy, bào mòn thành dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. càng ngày, axit sẽ càng làm tổn thương sâu hơn ở niêm mạc dạ dày, gây các bệnh lý như:

Đau dạ dày: Dư axit dạ dày làm tổn thương niêm mạc, gây các vết loét trên niêm mạc dạ dày, làm xuất hiện các cơn đau dạ dày;

Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dịch vị dư thừa có thể trào ngược lên thực quản, làm tổn thương cơ quan này;

Viêm loét dạ dày: Các vết viêm dạ dày lâu ngày sẽ bị axit dư thừa tấn công, gây các ổ loét trên niêm mạc dạ dày;

Xuất huyết dạ dày: Axit dư thừa tiếp xúc với các vết loét có thể gây chảy máu dạ dày;

Thủng dạ dày và ung thư dạ dày: Là các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh.

Ngoài ra, thừa axit dạ dày còn gây ăn mòn cơ thể, khiến cơ thể mất sức đề kháng, dễ mắc các bệnh mãn tính như gút, loãng xương, ung thư, sỏi thận, béo phì, bệnh về gan, mật,...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

29 Jun, 11:14 AM

Kinhtedothi - Khi bước qua tuổi 50, cơ thể bắt đầu có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là hệ xương khớp, việc duy trì tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ hệ xương khớp hoạt động linh hoạt và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý tránh 5 lỗi tập luyện phổ biến sau để bảo vệ khớp được dẻo dai, khỏe mạnh.

Ngủ điều hòa cả đêm có gây hại cho sức khỏe?

Ngủ điều hòa cả đêm có gây hại cho sức khỏe?

24 Jun, 05:56 AM

Kinhtedothi - Bật điều hòa cả đêm đem lại cảm giác thoải mái khi đi ngủ sau những ngày dài làm việc, nhất là trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, việc sử dụng máy lạnh nhiều có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là khi ngủ.

Cách giúp thải độc ruột hiệu quả, đơn giản tại nhà

Cách giúp thải độc ruột hiệu quả, đơn giản tại nhà

23 Jun, 05:50 AM

Kinhtedothi - Một đường ruột sạch sẽ hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất, tăng cường miễn dịch và thậm chí cải thiện tâm trạng. Dưới đây là những cách để giải độc và làm sạch đường ruột, bạn có thể tham khảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ