Cẩn trọng trong tuyển sinh ở các trường y - dược
Tuy nhiên, dư luận vẫn nhắc đến một số người có biểu hiện sa sút về y đức. Liên quan đến vấn đề này, cần nhắc tới hai nguyên nhân chính.
Nguyên nhân đầu tiên, chúng ta phải nói đó là cơ chế quản lý và vận hành của ngành Y tế: câu chuyện về những việc vi phạm y đức thì nhiều, bởi vì những người làm việc trong ngành y luôn cảm nhận được họ có một quyền lực vô biên, đó là người đứng giữa ranh giới của cái chết và sự sống. Trong cơ chế quản lý đó, chính bệnh nhân và môi trường làm việc rất dễ tạo điều kiện kiện cho người thầy thuốc sa ngã trước cám dỗ của đồng tiền.
Nhất là hiện nay khi mà hệ thống y tế đang trên đường phân hóa khá rạch ròi giữa y tế công lập và y tế Nhà nước. Rõ ràng là như chúng ta đã thấy, trong thời gian gần đây việc tiêu cực hầu như xảy ra ở các cơ sở y tế công lập, nơi quyền lực của nhân viên y tế và người quản lý là vô biên, không có cơ chế kiểm soát hoặc nói rõ ra là không dám kiểm soát.
Tuy nhiên, cội nguồn của những tiêu cực về y đức của ngành y tế ngoài việc cơ chế làm việc ra còn phải kể nguyên nhân đến từ công tác đào tạo. Ở các nước trên thế giới, những thầy thuốc là những người ưu tú, được chọn lọc kỹ càng và bài bản kể cả về kiến thức lẫn y đức ngay từ khi cắp sách đến trường đại học y khoa.
Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này đang bị bỏ ngỏ, thầy thuốc được đào tạo từ nhiều nguồn, từ nhiều hình thái đào tạo cả chính quy và cả không chính quy. Có những người 27 điểm chưa đậu đại học y khoa nhưng cũng có người 15 điểm đã được đào tạo thành bác sĩ. Có những trường đào tạo tràn lan nào là cử tuyển, liên thông… với số lượng vượt nhiều lần khả năng. Một môi trường đào tạo như vậy mà không có những người vi phạm về y đức thì kể cũng lạ đấy chứ.
Ấy thế mà hiện nay lấy lý do thiếu thầy thuốc, thiếu nguồn nhân lực ở các vùng sâu, vùng xa, các nhà quản lý giáo dục trong ngành Y dược luôn tìm cách tăng chỉ tiêu đào tạo, khiến số lượng sinh viên tăng vọt, cơ hội để các học viên tiếp xúc với người bệnh, với những thầy thuốc giỏi có trình độ cao và có tâm huyết thật ra rất ít và chất lượng đào tạo suy giảm nghiêm trọng kể cả về chuyên môn và y đức. Mặc dù về hình thức có hẳn bộ môn Y đức được giảng dạy trong các trường đại học, nhưng có lẽ và thực tiễn đã chứng minh rằng đó chỉ là hình thức, không mấy tác dụng.
Thêm nữa, cho đến ngày hôm nay vẫn chưa có một thống kê nào đáng tin cậy về số lượng những học viên thuộc diện cử tuyển hay tuyển sinh theo kiểu ưu tiên với điểm thi thấp về lại phục vụ tại quê hương theo cam kết ban đầu.
Như đã nói, đào tạo thầy thuốc cần chọn lựa những người ưu tú cả trong trình độ học vấn lẫn đạo đức. Việc đào tạo cần nghiêm ngặt, trong trường lớp đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ giảng dạy. Chúng ta không nên vì thiếu số lượng mà bỏ qua những quy trình rất chặt chẽ trong đào tạo nghề cứu chữa, bảo vệ sức khỏe con người.

Hà Nội: Hơn 100 trường xét tuyển học bạ để tuyển sinh lớp 10
Kinhtedothi – Tại Hà Nội có hơn 100 trường THPT tư thục và công lập tự chủ tài chính tuyển sinh lớp 10 qua phương án xét tuyển, bao gồm xét tuyển học bạ cấp THCS và kết quả thi vào lớp 10 công lập không chuyên.

Hà Nội: Khu vực tuyển sinh nào có nhiều trường THPT tốp đầu?
Kinhtedothi – Tại kỳ thi vào lớp 10 công lập năm hoc 2023 – 2024, toàn TP Hà Nội đã chia thành 12 khu vực tuyển sinh theo địa giới hành chính; mỗi khu vực đều có 4, 5 trường THPT công lập trở lên. Vậy khu vực nào có nhiều trường THPT công lập tốp nhất?

Hà Nội: Hoàn thành phân tuyến và chỉ tiêu tuyển sinh các trường trong tháng 5/2023
Kinhtedothi – Theo lịch công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2023 – 2024, trong tháng 5/2023, các phòng GD&ĐT sẽ hoàn thành kế hoạch cập nhật phân tuyến và chỉ tiêu tuyển sinh của các trường trên địa bàn vào hệ thống tuyển sinh trực tuyến.