Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảnh báo 2 sản phẩm Xuyên Tâm Liên giả mạo “nổ" công dụng kháng Covid-19

Kinhtedothi - Chiều 26/7, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông báo trên thị trường đang xuất hiện 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu đỏ) và Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu xanh) có công dụng kháng Covid-19 là giả mạo...
Theo phản ánh đến đường dây nóng của Cục An toàn thực phẩm, hiện nay trên thị trường đang xuất hiện 02 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xuyên Tâm Liên CV19 có logo TOÀN LỘC (vỏ hộp màu đỏ) và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xuyên Tâm Liên CV19 có logo NHẤT LỘC (vỏ hộp màu xanh) đều ghi có công dụng:

Sản phẩm Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu đỏ): Kháng virus, kháng Covid-19, kháng viêm, nâng cao thể trạng, giảm ho, tiêu đờm, bảo vệ gan, điều trị đau họng cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp,…

Sản phẩm Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu xanh) "nổ" công dụng: Tăng cường miễn dịch, điều trị đau họng, cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp; Kháng virus tiềm năng trong việc điều trị Covid-19và phòng chống Covid-19,…

Trước thông tin nêu trên, Cục An toàn thực phẩm khẳng định 02 sản phẩm có đặc điểm và công dụng nêu trên chưa đăng ký bản công bố tại Cục. Như vậy, 02 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như trên là giả mạo.
 
 Hình ảnh 2 sản phẩm Xuyên Tâm Liên "nổ" công dụng: Kháng virus, kháng Covid-19, kháng viêm, điều trị đau họng cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp, phòng chống COVID... 

Trong khi Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo:

1. Không có bất kì loại thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào chữa được Covid-19 hay kháng Covid-19.

2. Không có bất kì thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào được phép ghi công dụng “điều trị bệnh”.

3. Người tiêu dùng phát hiện 02 sản phẩm ghi các công dụng và đặc điểm trên không mua, không sử dụng và báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất.

4. Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở cần liên hệ ngay với cơ quan y tế để được hướng dẫn khám, điều trị kịp thời.

Cũng trong ngày 26/7, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế cho biết, hiện nay, qua quá trình hậu kiểm Cục An toàn thực phẩm phát hiện một số sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang quảng cáo không đúng bản chất sản phẩm, quảng cáo như thuốc chữa bệnh, quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân lấy danh nghĩa tặng quà tặng từ thiện nhưng thực chất là bán thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mạo danh danh nghĩa cơ quan y tế, cơ quan quân đội, công an, thậm chí quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng có thể chữa tiểu đường, huyết áp, xương khớp,…

Trong khi, Thanh tra Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông và facebook để làm rõ các tồn tại nêu trên, Bộ Y tế khuyến cáo tới người tiêu dùng:

- Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào chữa được bệnh, thay thế được thuốc chữa bệnh.

- Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

- Không mua và sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc bán trôi nổi.

- Khi mua các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, trong đó có Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế phải yêu cầu người bán cung cấp hóa đơn bán hàng để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hóa giữa hai bên.

- Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho cơ quan chức năng địa phương để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thêm “áo giáp bảo vệ blouse trắng” trước nạn hành hung gia tăng

Thêm “áo giáp bảo vệ blouse trắng” trước nạn hành hung gia tăng

12 May, 01:50 PM

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, tình trạng hành hung nhân viên y tế, bác sĩ liên tiếp xảy ra. Đáng nói, những vụ việc đều xảy ra ở khoa cấp cứu - nơi nhân viên y tế chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Vấn nạn này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc, đòi hỏi các giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ nhiều phía để có thêm “chiếc áo giáp bảo vệ blouse trắng” trước tình trạng này. 

BHXH Khu vực I: chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao

BHXH Khu vực I: chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao

11 May, 05:54 PM

Kinhtedothi - Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I Nguyễn Ngọc Huyến cho biết, thời gian qua, BHXH Khu vực I tập trung khai thác, mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) để người dân có thể tiếp cận chính sách an sinh xã hội khi rủi ro đau ốm, bệnh tật.

Đưa AI vào hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện tại cộng đồng

Đưa AI vào hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện tại cộng đồng

10 May, 03:50 PM

Kinhtedothi - Ngày 10/5, tại tỉnh Hưng Yên đã diễn ra Lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025; tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu lần thứ XI với chủ đề Thầy thuốc trẻ xung kích, vươn mình trong kỷ nguyên số.

Lòng lợn - nguy cơ nhiễm ký sinh trùng luôn hiện hữu

Lòng lợn - nguy cơ nhiễm ký sinh trùng luôn hiện hữu

10 May, 03:41 PM

Kinhtedothi - Gần đây, câu chuyện về nguồn gốc và chất lượng của món lòng xe điếu đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người băn khoăn về mức độ an toàn của món ăn quen thuộc như lòng lợn. Chuyên gia y tế cảnh báo, lòng lợn, nội tạng nói chung chứa nhiều cholesterol, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm ở người nếu không được chế biến kỹ và có nguồn gốc không đảm bảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ