Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảnh báo: chiêu thức hỗ trợ lấy lại tiền đầu tư để lừa đảo

Kinhtedothi - Các chuyên gia khuyến cáo người dân cảnh giác trước chiêu thức hỗ trợ lấy lại tiền đầu tư để không thành nạn nhân lần 2.

Theo thông tin từ Cục An toàn thông tin, những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản có dấu hiệu lừa đảo, mời gọi hỗ trợ lấy lại tiền cho nạn nhân trong vụ nhóm đối tượng do đối tượng Mr Pips cầm đầu lừa đảo, chiếm đoạt hơn 5.200 tỷ đồng.

Cảnh báo: chiêu thức hỗ trợ lấy lại tiền đầu tư để lừa đảo

Lợi dụng tâm lý muốn lấy lại được tiền lừa đảo của nhiều người, các đối tượng đã lập các tài khoản Facebook có tên liên quan đến thu hồi vốn, đăng tải các clip giới thiệu dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa trong vụ Mr Pips. Đồng thời, tài khoản này cũng cam kết lấy lại trên 70% số tiền bị lừa. Bài đăng được chạy quảng cáo thu hút hàng chục nghìn lượt xem, lượt thích và bình luận.

Các đối tượng tạo lòng tin với các nạn nhân trong vụ lừa đảo bằng những bình luận đưa thông tin giả mạo rằng mình là người đã sử dụng dịch vụ và lấy lại được tiền.

Từ đó, các đối tượng thu thập thông tin cá nhân của những người có nhu cầu và lợi dụng chúng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hay bán thông tin ra ngoài thị trường. Trong quá trình thực hiện giao dịch, đối tượng yêu cầu người sử dụng dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử hoặc tiền ảo, gây khó khăn trong quá trình truy vết sau này.

Bên cạnh đó, đối tượng có thể sử dụng AI, bot tự động để mở rộng phạm vi lừa đảo và có thể sử dụng AI để giả giọng nói hay danh tính nhằm tăng sức thuyết phục.

Nhấn mạnh người dân cần tỉnh táo, cảnh giác trước chiêu lừa mới ‘hỗ trợ lấy lại tiền’ trong vụ lừa đảo 5.200 tỷ đồng của TikToker Mr Pips để tránh việc một lần nữa trở thành nạn nhân, chuyên gia NCSC khuyến nghị: Người dân chú ý đến những dấu hiệu giúp nhận biết và phòng tránh lừa đảo.

Theo đó: Cục An toàn thông tin nhấn mạnh người dân cần hết sức tỉnh táo trước chiêu trò hỗ trợ lấy lại tiền trong vụ Mr Pips cũng như không nên tin vào hình thức hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo trên mạng.

Cùng với đó, cần lưu ý không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm. Khi nghi ngờ hay đã trở thành nạn nhân bị lừa đảo, người dân cần báo ngay với cơ quan chức năng để được hỗ trợ và xử lý theo quy định pháp luật.

Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không chuyển tiền cho người lạ, cần cảnh giác với kênh thanh toán không chính thức. Nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo thì cần báo ngay cho cơ quan chức năng để có cách xử lý.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cảnh báo người dân về ứng dụng VNeID giả mạo chứa mã độc

Cảnh báo người dân về ứng dụng VNeID giả mạo chứa mã độc

11 Jul, 09:49 PM

Kinhtedothi - Trước tình trạng tội phạm mạng lợi dụng việc sáp nhập đơn vị hành chính và ra mắt ứng dụng VNeID để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan chức năng đã phát đi cảnh báo quan trọng nhằm bảo vệ người dân trước các thủ đoạn tinh vi này.

Nvidia cán mốc vốn hóa 4.000 tỉ USD

Nvidia cán mốc vốn hóa 4.000 tỉ USD

10 Jul, 02:57 PM

Kinhtedothi- Nvidia  trở thành công ty đại chúng đầu tiên trên thế giới đạt mốc vốn hóa thị trường 4 nghìn tỉ USD vào ngày 9/7.

Galaxy Watch mới "lộ hàng" trước giờ G

Galaxy Watch mới "lộ hàng" trước giờ G

09 Jul, 09:42 AM

Kinhtedothi - Sự kiện Galaxy Unpacked của Samsung chính thức diễn ra vào 21h tối nay (theo giờ Việt Nam), nhưng một loạt thông tin về các sản phẩm mới của hãng này đã đượ tiết lộ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ