Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảnh báo chiêu thức lừa đảo tinh vi từ "hợp nhất cuộc gọi"

Kinhtedothi - Gần đây, đã có những cảnh báo liên quan đến hình thức lừa đảo thông qua tính năng hợp nhất cuộc gọi. Hình thức lừa đảo này đã xuất hiện tại một số nước trên thế giới và có thể sẽ đến Việt Nam.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa cảnh báo về hình thức lừa đảo mới hết sức tinh vi, là hợp nhất cuộc gọi. Đối tượng lừa đảo thường khởi đầu cuộc gọi, sau đó yêu cầu người nhận hợp nhất cuộc gọi với một "người bạn" giả. Người giả mạo này thực tế là một cuộc gọi đến từ ngân hàng nhằm lấy mã OTP (One-Time Password) cho các giao dịch bất hợp pháp.

Cụ thể, theo Cục An toàn thông tin, Tập đoàn Hệ thống Thanh toán Quốc gia Ấn Độ (NPCI) cảnh báo, nhắm vào tâm lý cả tin của người dùng để thực hiện hành vi đánh cắp mã OTP nhằm chiếm đoạt tài sản thông qua các giao dịch trực tuyến.

 

Hợp nhất cuộc gọi là một tính năng điện thoại cho phép người dùng kết nối nhiều cuộc gọi lại thành một cuộc gọi nhóm. Tính năng này rất hữu ích cho các cuộc họp từ xa hoặc khi người dùng muốn trò chuyện với nhiều người cùng một lúc. Trên các thiết bị di động như iPhone hay Android, quy trình thực hiện có thể có chút khác biệt, nhưng về cơ bản đều giống nhau.

Đối tượng lừa đảo chủ động tiếp cận nạn nhân thông qua hình thức gọi điện trực tiếp. Ban đầu, các đối tượng cho biết mình có được số điện thoại của nạn nhân thông qua một người bạn. Danh tính của người này đã được các đối tượng nắm bắt thông qua danh sách bạn bè trên các tài khoản mạng xã hội của nạn nhân.

Tiếp đến, đối tượng viện ra lý do như bàn chuyện công việc, yêu cầu nạn nhân cho phép người bạn kia tham gia vào cuộc gọi thông qua tính năng hợp nhất cuộc gọi (merge call). Thực chất, số điện thoại của người bạn kia là cuộc gọi đến từ ngân hàng nhằm cung cấp mã OTP cho giao dịch mà đối tượng đang thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng của nạn nhân đã bị đánh cắp từ trước. Khi tham gia cuộc gọi hợp nhất, các đối tượng đã có thể lấy mã OTP một cách hợp lệ, phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.

Từ thực tế trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi nhận được những cuộc gọi đến từ đối tượng lạ. Cẩn trọng xác minh danh tính người gọi thông qua bạn bè, người thân. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, không cung cấp thông tin quan trọng hoặc thực hiện chuyển tiền cho các đối tượng đáng ngờ.

Để tránh được những cuộc gọi lừa đảo, người dùng cũng có thể sử dụng các ứng dụng phát hiện cuộc gọi lừa đảo như: nTrust, Truecaller hay Calls Blacklist.

Thủ đoạn lừa đảo gọi điện thoại rầm rộ trở lại

Thủ đoạn lừa đảo gọi điện thoại rầm rộ trở lại

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Camera AI giao thông và bước tiến trong chuyển đổi số quản lý đô thị

Camera AI giao thông và bước tiến trong chuyển đổi số quản lý đô thị

17 Jul, 01:58 PM

Kinhtedothi - Việc triển khai camera AI trong giao thông đã và đang tạo nên bước ngoặt trong công tác chuyển đổi số tại Việt Nam. Từ chức năng giám sát, nhận diện hành vi vi phạm đến hỗ trợ quản lý môi trường đô thị, camera AI không chỉ tối ưu hóa nguồn lực cho lực lượng chức năng mà còn góp phần nâng cao ý thức người dân, hướng tới một hệ thống giao thông minh bạch, an toàn và hiện đại.

Samsung Galaxy Z Fold 7 giá bao nhiêu? Có đáng mua?

Samsung Galaxy Z Fold 7 giá bao nhiêu? Có đáng mua?

16 Jul, 01:08 PM

Kinhtedothi - Samsung Galaxy Z Fold 7 đang là cái tên gây chú ý trong giới công nghệ Việt Nam, không chỉ bởi thiết kế màn hình gập cao cấp mà còn nhờ những cải tiến mạnh mẽ về cấu hình và tính năng AI thông minh. Nhiều người dùng đang phân vân: “Giá Galaxy Z Fold 7 bao nhiêu, và có xứng đáng để nâng cấp?” Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.Galaxy Z Fold 7 giá bao nhiêu?

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ