80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảnh báo hình thức lừa đảo mới mang tên "Quishing"

Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên số hóa, mã QR đã trở thành công cụ phổ biến, phục vụ nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu sử dụng hình thức lừa đảo trực tuyến "Quishing" và đây đang trở thành một "cơn sóng ngầm" nguy hiểm trong không gian mạng.

"Quishing" là hình thức lừa đảo sử dụng mã QR độc hại. Ảnh: CATP.

"Quishing" (kết hợp của "QR code" và "phishing") là hình thức lừa đảo sử dụng mã QR độc hại để dẫn dụ nạn nhân đến các trang web giả mạo, cài đặt phần mềm độc hại hoặc thực hiện các giao dịch không mong muốn.

Thay vì các đường link đáng ngờ trong email hay tin nhắn, kẻ gian khéo léo lợi dụng hình ảnh mã QR, một công cụ mà nhiều người tin tưởng và sử dụng hàng ngày.

Các chiêu thức "Quishing" phổ biến gồm có: Mã QR giả mạo nơi công cộng: Dán đè hoặc thay thế mã QR thanh toán, thông tin tại nhà hàng, bến xe... bằng mã QR của các đối tượng để chiếm đoạt tiền khi người dùng thanh toán.

Mã QR trong thư điện tử và tin nhắn lừa đảo: Giả mạo các tổ chức uy tín gửi thông báo kèm mã QR dẫn đến trang web đánh cắp thông tin đăng nhập hoặc yêu cầu chuyển tiền.

Mã QR trên sản phẩm và tài liệu giả: In mã QR của các đối tượng trên hàng giả, vé số ảo, tài liệu lừa đảo để dẫn dụ người dùng truy cập các trang web nguy hiểm hoặc cung cấp thông tin cá nhân.

Tấn công trung gian qua mã QR: Can thiệp vào quá trình quét, chuyển hướng người dùng qua một trang web thu thập dữ liệu trước khi đến trang thật.

Nạn nhân của "Quishing" có thể phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng, như: Đánh cắp thông tin cá nhân: Rò rỉ tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email, tài khoản mạng xã hội. Mất tiền trong tài khoản: Bị chiếm đoạt thông tin ngân hàng, thẻ tín dụng và thực hiện các giao dịch trái phép. Thiết bị nhiễm mã độc: Bị cài đặt phần mềm gián điệp, virus, khóa dữ liệu tống tiền. Trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo khác: Thông tin cá nhân bị đánh cắp có thể được sử dụng cho các mục đích xấu xa hơn.

Để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội khuyến nghị người dân: Kiểm tra kỹ trước khi quét mã QR, luôn xác minh nguồn gốc và tính hợp lệ của mã QR, đặc biệt với các mã lạ hoặc dán chồng. Quan sát cẩn thận môi trường xung quanh tại điểm thanh toán, phải kiểm tra bảo đảm mã QR không bị can thiệp. Cảnh giác với ưu đãi bất thường, tránh quét mã QR kèm theo các chương trình khuyến mãi quá hấp dẫn.

Xem xét kỹ URL sau khi quét để đảm bảo địa chỉ web bắt đầu bằng "https://" và đúng tên miền của tổ chức. Sử dụng ứng dụng quét mã an toàn, cân nhắc dùng ứng dụng có chức năng cảnh báo link độc hại.

Người dân cũng nên cập nhật phần mềm bảo mật để đảm bảo thiết bị được bảo vệ bởi phần mềm diệt virus mới nhất. Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân, cẩn trọng khi cung cấp thông tin sau khi quét mã QR. Báo cáo các dấu hiệu lừa đảo bằng cách thông báo ngay cho cơ quan chức năng nếu nghi ngờ bị lừa đảo.

Cảnh báo thủ đoạn sử dụng công nghệ Deepfake để lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn sử dụng công nghệ Deepfake để lừa đảo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tạo đột phá phát triển công nghệ cao

Tạo đột phá phát triển công nghệ cao

18 Jul, 05:10 AM

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 đã mở ra không gian pháp lý và cơ chế đặc thù để Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghệ cao – lĩnh vực then chốt trong chiến lược tăng trưởng kinh tế bền vững. Từ việc tháo gỡ những rào cản đầu tư, mở rộng quyền tự quyết cho TP Hà Nội đến việc cho phép thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm… những quy định mới được kỳ vọng sẽ biến Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước.

Phấn đấu phủ sóng 68.457 trạm 5G và thử nghiệm thiết bị 6G

Phấn đấu phủ sóng 68.457 trạm 5G và thử nghiệm thiết bị 6G

16 Jul, 09:15 AM

Kinhtedothi - Hạ tầng viễn thông Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng tốc với mục tiêu xây dựng 20.000 trạm 5G trong năm 2025, hướng tới phủ sóng 90% dân số. Song hành, các doanh nghiệp công nghệ lớn chuẩn bị lộ trình sản xuất, thử nghiệm thiết bị 6G trên mạng thực tế từ năm 2028, mở ra chương mới cho chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ