Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhiều điểm mới nhất

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dự kiến sẽ thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2015, với tổng chiều dài là 105,5km. Đến nay, con đường đã đánh dấu nhiều điểm mới nhất trong đầu tư hạ tầng giao thông của Việt Nam.

Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài toàn tuyến là 105,5 km, từ nút giao cắt với đường Vành đai 3, cách mố Bắc cầu Thanh Trì, thành phố Hà Nội đến Đình Vũ, thành phố Hải Phòng. Dự án chạy qua 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

Theo chia sẻ của đại diện Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam (VIDIFI), chủ đầu tư dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Dự án này đánh dấu nhiều điểm mới nhất trong các dự án cao tốc của Việt Nam tính đến thời điểm. 
DDaij dieenj cuar
Đại diện của VIDIFI chia sẻ với các phóng viên.
Công tác giải phóng mặt bằng của dự án chậm 3 năm, nhưng tiến độ thi công vẫn đạt nhanh nhất, về trước thời hạn quy định khoảng 1 tháng, thể hiện sự cố gắn rất lớn của VIDIFI. Với một dự án lớn, thời gian thi công kéo dài hơn 7 năm (từ tháng 5/2008 đến nay), nhưng mới chỉ điều chỉnh trượt giá vốn đầu tư có 1 lần vào năm 2014. So với nhiều dự án khác thi công cùng thời điểm đã điều chỉnh nâng giá nhiều lần. Tuyến đường đưa vào khai thác trước 1 tháng sẽ giúp cho các phương tiện giảm áp lực lưu thông trên tuyến quốc lộ 5. Đặc biệt thời gian lưu thông giảm từ khoảng 2,5-3 giờ đối với xe ô tô con xuống còn khoảng 1,5 giờ lưu thông liên tục.

Phương án thi công của tuyến đường này cũng rất mới đó là: Thay vì xử lý nền đường đất yếu bằng bấc thấm, cọc cát, vải địa kỹ thuật thì cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được xử lý bằng cọc cát đầm chặt, sử dụng phương pháp thi công rung ép hơi. 

Do chạy qua các tỉnh, thành phố đồng bằng nên toàn tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có  111 cống dân sinh. Bình quân 1 km dài đường là 1 cống dân sinh, nhiều nhất so với các công trình đường cao tốc của Việt Nam tính đến thời điểm này. Việc xử lý cống dân sinh cũng mới nhất, với việc xử lý nền đất yếu sử dụng phương pháp mềm vừa tiết kiệm chi phí, tạo độ lún đều cho cả tuyến đường khi đưa vào sử dụng.

Mặt đường, được xử lý chống hằn lún bằng thảm 1 lớp bêtông nhựa Polime 5 cm. Đây là lớp nhựa asphalt vẫn thường dùng nhưng đã được pha với chất phụ gia nhằm làm tăng độ kết dính của nhựa. Trên cùng làm lớp bê tông nhựa tạo nhám 2,2 cm tạo độ bóng mịn. 
Đoạn đường đã hoàn thành.
Đoạn đường đã hoàn thành chờ thông xe.
Đây là dự án cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, với 6 làn xe (những tuyến đường cao tốc trước chỉ có 4 làn xe), với đầy đủ các biển báo chỉ dẫn, báo hiệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giao thông đường bộ. Đường chỉ lắp đặt điện cao áp tại các điểm gần khu dân cư ở, nhằm tiết kiệm điện. Hệ thống đèn phản quang hiện đại được gắn ở giữa dải phân cách cứng giữa đường, cọc tiêu, tiêu phản quang chỉ dẫn, đinh phản quang, thiết bị giảm va đập, tường chống ồn, lưới ngăn động vật … Lan can phòng hộ bằng hợp kim lượn 3 sóng bên cạch đường (các tuyến khác lan can chỉ lượn 2 sóng), không chỉ tạo độ phản sáng cao khi đèn xe chiếu vào mà còn hạn chế tiếng ồn. 

Điểm giữa của tuyến đường có 1 trạm cứu hộ với đẩy đủ trang thiết bị cứu hộ xe, người khi xảy ra tai nạn. Cứ 2 km có 1 biển báo ghi số điện thoại gọi cứu hộ khẩu cấp ngồi trên xe có thể đọc được và 200m có biển báo số điện thoại gọi cứu hộ khẩu cấp nhỏ gắn trên ở dải phân cách bên cạch đường. 
Công nhân đang khẩn trương hoàn thiện mặt đường tại nút giao thông cầu Thamnh Trì (Hà Nội)
Công nhân đang khẩn trương hoàn thiện mặt đường tại nút giao thông cầu Thamnh Trì (Hà Nội)
Hệ thống nút giao thông thông minh, sử dụng hệ thống thu phí tự động (ETC) không dừng và 1 dừng (TSC); gắn camera giám sát toàn tuyến CCTV; hệ thống hiển thị thông tin VMS; hệ thống kiểm soát tải trọng WIM (cân động, cân tĩnh); hệ thống cáp quang toàn tuyến và hệ thống thiết bị, phần mềm đi kèm.

Trên toàn tuyến mỗi bên có 2 trạm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt cá nhân của người lưu thông trên đường; dịch vụ một số mặt hàng nông sản, mỹ nghệ đặc trưng của các địa phương nơi tuyến đường đi qua phục vụ nhu cầu mua sắm.

Đến nay, toàn tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã cơ bản hoàn thiện, chỉ còn nút giao thông đầu Hà Nội và nút cầu vượt đường 353 và sông Lạch Tray trên địa bàn Hải Phòng, đang tiến hành trải lớp nhựa nhám và gắn các thiết bị cảnh báo trên đường, đảm bảo đúng tiến độ để dự kiến thông xe và đi vào khai thác toàn tuyến vào đầu tháng 12/2015.
Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng do Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam (VIDIFI) làm chủ đầu tư. Dự án đầu tư theo hình thức BOT (hợp đồng, xây dựng, kinh doanh, chuyển giao). Một phần vốn điều lệ là của VIDIFI và vốn vay của các Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Tổng mức đầu tư 45.487 tỷ đồng. Tư vấn thiết kế kỹ thuật là Liên danh Tư vấn YOOSHIN-KPT và Tư vấn giám sát là Liên danh Tư vấn Meinhardt International Pte Ltd và Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Nhật Việt.
Dự án khởi công từ tháng 5/2008 và dự kiến thông xe toàn tuyến vào tháng 12/2015, với tổng chiều dài là 105,5km, quy mô 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế là 120km/giờ. Bề rộng nền đường 33m, 54 cầu lớn nhỏ, 111 cống chui dân sinh, 9 nút giao liên thông khác.