Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, nhà thầu đợi mặt bằng

Kinhtedothi – Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Khánh Hoà cho biết, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đoạn qua địa bàn tỉnh đang gặp khó về công tác giải phóng mặt bằng. Hiện chưa thể bàn giao 100% mặt bằng cho các nhà thầu thi công dự án.
Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện vẫn chưa thể bàn giao 100% mặt bằng để nhà thầu thi công. (Ảnh: Trung Nhân)

Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa dài 32km có điểm đầu tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1 thuộc khu vực cảng Nam Vân Phong, điểm cuối tại Km 32+000 thuộc địa phận thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Dự án có 4 làn xe, thiết kế đường cao tốc cấp 100, vận tốc thiết kế 100km/h với tổng mức đầu tư khoảng 5.632 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 – 2027.

Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Giao thông tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến nay đã hoàn thành 9/10 gói thầu (trong đó chỉ định thầu theo cơ chế đặc thù 5/10 gói thầu, chỉ định thầu rút gọn 2/10 gói thầu, đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng 2/10 gói thầu). Riêng gói thầu xây dựng định mức đang tạm dừng chờ rà soát lại các định mức mới.

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đoạn giao với cao tốc Vân Phong - Nha Trang (đang thảm nhựa). (Ảnh: Trung Nhân)

Để triển khai dự án, tổng diện tích giải phóng mặt bằng khoảng 228,17 ha. UBND thị xã Ninh Hòa đã phê duyệt chuyển Ban QLDA được 55 đợt; tổng số trường hợp chi trả tiền cho đến nay được 663/972 trường hợp với giá trị giải ngân được 185,303 tỷ đồng đạt 68,21%.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay (3 tháng) Ninh Hòa vẫn chưa phê duyệt thêm trường hợp nào, nguyên nhân do vướng giá đất năm 2024. Hiện nay Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Ninh Hòa (Trung tâm) đang xây dựng giá đất năm 2024 để có cơ sở thẩm định phê duyệt các trường hợp còn lại.

Ngoài ra, để triển khai dự án cần phải di dời 6 hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống điện 220kV; hệ thống điện 110kV, trung thế và hạ thế; hệ thống cấp nước; hệ thống tuyến cáp viễn thông VNPT; hệ thống tuyến cáp viễn thông các nhà mạng; hệ thống điện chiếu sáng với tổng 69 vị trí phải di dời.

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột được kỳ vọng phát triển kinh tế vùng, kết nối khu vực Tây Nguyên với Nam Trung bộ. (Ảnh: Trung Nhân)

Ông Phạm Văn Hòa cho biết, theo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 là 1.000 tỷ đồng (theo Quyết định số 3400/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024) và đến nay giải ngân chỉ đạt 107,424/1.000 tỷ đồng đạt 10,74%.

“Chúng tôi đã kiến nghị UBND thị xã Ninh Hòa đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà thầu thi công, sớm đưa dự án về đích đúng tiến độ” – ông Phạm Văn Hòa cho biết.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ