Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây ngập cục bộ, Bộ GTVT chỉ đạo nóng
![]() |
Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây đoạn đi qua địa phận tỉnh Bình Thuận bị ngập nước do mưa lớn. (Nguồn: Otofun) |
Theo đó, qua phản ánh của báo chí và báo cáo của đơn vị quản lý khai thác, sáng ngày 29/7 tại đoạn Km25+300 - Km25+400 tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập cục bộ, gây gián đoạn giao thông.
Nguyên nhân sơ bộ do mưa lớn kéo dài nhiều giờ, với cường độ lớn, nước không thoát kịp tại hạ lưu gây ngập cục bộ. Đến 7h cùng ngày, tuyến cao tốc đã lưu thông bình thường.
Để bảo đảm các điều kiện khai thác sử dụng, Bộ GTVT yêu cầu Giám đốc Ban QLDA Thăng Long: Chủ trì, phối hợp với đơn vị vận hành, nhà thầu thi công, tư vấn, các cơ quan địa phương khẩn trương khắc phục, bảo đảm thông tuyến và xử lý triệt để, bảo đảm ổn định lâu dài đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án.
Đồng thời, báo cáo Bộ GTVT tình hình, nguyên nhân, giải pháp khắc phục trước ngày 3/8; kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đặc biệt là tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra (nếu có); báo cáo kết quả về Bộ GTVT.
Yêu cầu Giám đốc Ban QLDA Thăng Long nghiêm túc triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GTVT.
Trước đó, trưa cùng ngày, Ban QLDA Thăng Long đã có báo cáo nhanh gửi Bộ GTVT về tình hình ngập nước cục bộ tại lý trình Km25+419 đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Theo đó, từ ngày 27 đến 29/7 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận liên tục có mưa lớn kéo dài, đặc biệt là trong đêm ngày 28/7 có mưa liên tục với lượng mưa rất lớn.
Đến khoảng 4h30 ngày 29/7 đã xảy ra ngập nước tại lý trình Km25+419 phạm vi 100m, điểm sâu nhất chiều cao khoảng 70cm, ảnh hưởng khiến xe cộ không lưu thông được theo cả hai chiều.
Theo đánh giá ban đầu nguyên nhân sơ bộ xảy ra tình trạng ngập nước cục bộ tại lý trình Km25+419 do mưa lớn xảy ra liên tục, nước từ hạ lưu không thoát kịp, chảy ngược lại phía thượng lưu tràn ra phạm vi đường cao tốc.
Tại khu vực hạ lưu cống Km25+419 có mương, suối hiện hữu (ngoài phạm vi dự án) thoát nước ra cầu Sông Phan Km24+384 thời điểm trên ghi nhận thực tế mực nước dâng đến vị trí đáy cầu Sông Phan.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban QLDA Thăng Long đã cử cán bộ có mặt ngay ở hiện trường, phối hợp với các đơn vị liên quan và Sở GTVT Bình Thuận điều tiết các phương tiện lưu thông ra QL1A, bố trí xe chuyên dụng để sẵn sàng ứng cứu các phương tiện bị ảnh hưởng.
Đồng thời bố trí lực lượng túc trực tại chỗ để hướng dẫn, điều hành đảm bảo giao thông. Đến 6h30 ngày 29/7, đoạn tuyến đã hết ngập, các phương tiện lưu thông bình thường.
Để khắc phục triệt để không để xảy ra tình trạng ngập trong thời gian tới, Ban QLDA Thăng Long đã yêu cầu Tư vấn thiết kế và các bên liên quan có mặt tại hiện trường trước 8h ngày 30/7 để cùng kiểm tra, đánh giá và đề xuất giải pháp khắc phục. Phương án khắc phục Ban QLDA Thăng Long sẽ báo cáo Bộ GTVT sau khi nghiên cứu đầy đủ và phương án chi tiết của Tư vấn thiết kế.

Tích hợp nhiều giải pháp trong quy hoạch đô thị ĐBSCL ứng phó với ngập lụt
Kinhtedothi - Theo các chuyên gia, để giải bài toán ngập lụt tại các đô thị ĐBSCL cần tính đến tích hợp nhiều giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị.

Rác thải ngập phố Ngô Quyền
Kinhtedothi – Mỗi khi có dịp đi qua phố Ngô Quyền, phường Quang Trung, quận Hà Đông, nhiều người không khỏi ngao ngán với tình trạng rác thải tập kết sai quy định gây mất VSMT, mỹ quan đô thị.

Huyện Đan Phượng: Ứng phó hiệu quả với thiên tai, úng ngập ngay từ giờ đầu
Kinhtedothi – Ngày 25/7, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đan Phượng, Trung tâm Chính trị huyện phối hợp với Phòng Kinh tế huyện tổ chức hội nghị tuyên truyền công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.