Theo đó, quy mô diện tích tổng thể mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây với khoảng 12.000 m2, trong đó trạm bên phải tuyến có tổng diện tích khoảng 62.000 m2; trạm bên trái tuyến có tổng diện tích khoảng 57.000 m2.
Thời gian thực hiện dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là 15 tháng. Trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 12 tháng, thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.
Bộ Giao thông vận tải quy định liên danh nhà đầu tư trúng thầu với giá trị bằng tiền nộp ngân sách Nhà nước: 260 tỷ đồng; giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án hơn 290 tỷ đồng; giá trị bồi thường, tái định cư hơn 3,34 tỷ đồng.
Bộ Giao thông vận tải giao Ban quản lý dự án Thăng Long với vai trò là bên mời thầu căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện các bước tiếp theo tuân thủ quy định.
Trong quá trình thực hiện lưu ý đàm phán với nhà đầu tư trúng thầu rút ngắn tối đa tiến độ thực hiện các công trình công cộng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.
Được biết tại Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km47+500 thuộc Dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có tới 7 liên danh nhà đầu tư đã nộp hồ sơ dự thầu.
Các hạng mục xây dựng dự kiến bao gồm công trình dịch vụ công; công trình dịch vụ thương mại và công trình bổ trợ. Trong đó, công trình dịch vụ công (cung cấp các dịch vụ miễn phí) bao gồm bãi đỗ xe; không gian nghỉ ngơi; phòng nghỉ tạm thời cho lái xe; khu vệ sinh.
Bên cạnh đó, trạm dừng nghỉ này còn có nơi cung cấp thông tin; nơi tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông; nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông.