Cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum nối gần biển và rừng
Kinhtedothi - Cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum không chỉ tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân mà còn tạo động lực vận tải, logistics giữa Quảng Ngãi, Kon Tum cũng như Tây Nguyên.
Sáng tắm biển Quảng Ngãi - chiều bên bếp lửa Măng Đen
Quảng Ngãi và Kon Tum nối với nhau bằng tuyến quốc lộ 24 qua đèo Violak. Đây là tuyến đường khá hẹp, đường đèo quanh co, hiểm trở, đi lại rất khó khăn.

Quảng Ngãi nối Kon Tum bằng tuyến quốc lộ 24.
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, dự kiến hợp nhất 2 tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum thành tỉnh mới là tỉnh Quảng Ngãi. Trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
Đây là cơ hội để tỉnh Quảng Ngãi mới mở rộng không gian phát triển, vừa khai thác thế mạnh từ biển, vừa phát huy tiềm năng phát triển khu vực miền núi Kon Tum.
Do đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng phương án đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum theo hình thức đầu tư công
Dự án có điểm đầu giao cao tốc Bắc-Nam phía đông; điểm cuối giao cao tốc Bắc-Nam phía tây với chiều dài dự kiến 136km, quy mô 4 làn xe; tiến độ thực hiện từ năm 2025-2028. Tổng mức đầu tư khoảng 35.395 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Sau khi Trung ương thống nhất hợp nhất 2 tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum thì vai trò, tầm quan trọng của tuyến cao tốc này càng được khẳng định
Ngoài ra, tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân, khách du lịch là “sáng tắm biển Quảng Ngãi- chiều bên bếp lửa Măng Đen”. Bởi lẽ, dự án sẽ nối 2 địa điểm du lịch nổi tiếng là Măng Đen (huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum) - được mệnh danh như" Đà Lạt thứ hai" của Tây Nguyên và biển đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).
Măng Đen (huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum) - được mệnh danh là "Đà Lạt thứ hai" của Tây Nguyên.
“Đây là dự án rất quan trọng, tạo động lực phát triển, đặc biệt sự kết nối liên vùng giữa Quảng Ngãi với Kon Tum. Khi dự án này hoàn thành, ngoài việc tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân thì tạo động lực vận tải, logistics giữa Quảng Ngãi, Kon Tum cũng như Tây Nguyên”- Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Phúc Nhân cho hay.
Chọn phương án tối ưu của hướng tuyến cao tốc
Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ thực hiện dự án cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum ngày 17/4, Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Xây dựng) cho biết, dự kiến trong năm 2025 sẽ hoàn thành công tác phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và triển khai công tác cắm cọc giải phóng mặt bằng để bàn giao địa phương tổ chức thực hiện.
Trong năm 2026, sẽ thực hiện công tác thiết kế kỹ thuật, lựa chọn các nhà thầu thi công và tổ chức khởi công xây dựng dự án.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền nhấn mạnh về vai trò đặc biệt quan trọng của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chủ trương của Trung ương.
Lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum đã làm việc về các nội dung liên quan đến việc triển khai dự án; đồng thời thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của địa phương.

Cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum sẽ tạo cú hích cho Măng Đen phát triển du lịch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền đề nghị Ban Quản lý dự án 85 chủ động, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng, chọn phương án tối ưu của hướng tuyến cao tốc, trong đó lưu ý đến việc kết nối, tạo động lực, không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các khu vực cao tốc đi qua, nhất là Khu du lịch Măng Đen.

Quảng Ngãi tìm giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn bền vững
Kinhtedothi - Du lịch nông thôn Quảng Ngãi vẫn còn những tồn tại, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Quảng Ngãi: huyện đảo Lý Sơn sẽ trở thành đặc khu
Kinhtedothi- Quảng Ngãi tổ chức lại huyện đảo Lý Sơn thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là đặc khu Lý Sơn.

Chìm đắm trong không gian văn hóa Hre ở Quảng Ngãi
Kinhtedothi-Tối 16/4, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp UBND huyện Ba Tơ tổ chức không gian trưng bày văn hóa Hre với chủ đề: “Hơi thở đại ngàn - Dấu ấn Ba Tơ”.