Cập nhật: Siêu bão Yagi càn quét Hà Nội, hàng trăm cây đổ, ngập lụt

Nhóm phóng viên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -  Từ 19 giờ ngày 7/9 đến 1 giờ sáng ngày 8/9 là thời điểm gió bão mạnh nhất ở Hà Nội. Sau đó, bão số 3 có thể gây mưa kéo dài đến khoảng 8-9 giờ sáng tại khu vực này. Người dân Hà Nội không nên ra ngoài trời.

Bão số 3 quét qua Hà Nội đã làm hàng trăm cây xanh gãy đổ, một số công trình chung cư đã bị hư hại. Đặc biệt, đã có 3 người chết do ảnh hưởng của bão.

Dự báo diễn biến mưa lớn trong 24 giờ đến 48 giờ tới

Ngày và tối nay (7/9), ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, Hòa Bình và Thanh Hóa có mưa to đến rất to; các nơi khác ở Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 7 giờ đến 20 giờ ngày 7/9 có nơi trên 200mm như: Phủ Dực (Thái Bình) 414.4mm, Đông Triều (Quảng Ninh) 221.6, Xuân Thủy (Nam Định) 218.8mm, Lương Tài (Bắc Ninh) 217.8mm, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) 207.8mm,…

Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa: từ tối 7/9 đến sáng ngày 8/9, có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục bộ có nơi trên 350mm.

 Chiều và đêm 8/9 có mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 20-50mm, có nơi trên 100mm; riêng khu vực vùng núi có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 60-120mm, cục bộ có nơi trên 250mm.

Phía Tây Bắc Bộ: từ tối 7/9 đến sáng 9/9, có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-350mm, cục bộ có nơi trên 500mm.

Cảnh báo, ngày 9/9 mưa lớn ở Bắc Bộ có xu hướng giảm dần. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1.

Mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

23h: Gió và mưa lại quần thảo tại nhiều quận, huyện

Sau hơn 1 tiếng lặng gió, mưa, bão số 3 lại trở lại với sức gió mạnh cấp 7-8 giật cấp 9-10. Người dân sinh sống ở các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm... cảm nhận rõ sức gió, bão mạnh như hồi 16 giờ chiều nay (7/9).

Người dân ở Hà Nội tương trợ, mở cửa chung cư, biệt thự đón người lạ tá túc trước bão

Yagi là cơn bão có cường độ mạnh nhất được ghi nhận hoạt động trên biển Đông trong nhiều năm qua. Trước sức tàn phá khủng khiếp của giông bão, mạng xã hội càng lan tỏa nhiều câu chuyện ấm lòng về những người dân giúp đỡ nhau.

Cập nhật: Siêu bão Yagi càn quét Hà Nội, hàng trăm cây đổ, ngập lụt - Ảnh 1

Trước khi bão Yagi đi sâu vào đất liền, nhiều người dân ở Hà Nội sẵn sàng mở rộng cửa, cho người cần kíp tới trú tạm.

Những nơi trú bão cho người vô gia cư gồm: Một bạn hiện tại đang có căn chung cư để trống 100m tại 47 Nguyễn Tuân, người nào vô gia cư hay nhà không được chắc chắn, đã bị ảnh hưởng do bão đổ bộ có thể qua trú vài hôm. Bạn ấy sẽ mua đồ ăn nước uống dưới siêu thị lên cho mọi người hoàn toàn miễn phí. Liên hệ bạn Phương Anh : 0375674428

Khu vực Minh Khai, Hà Nội có thể ở được tầm 8 người vô gia cư hay ai cần ở tránh bão. Có đồ ăn, nước cho ai cần ở có thể ở tạm 2 ngày bão.Số điện thoại liên lạc 0942118998.

Ở khu Vĩnh Phúc - Ba Đình - Hà Nội có thể ở được tầm 15 người vô gia cư tránh bão. Có đồ ăn, nước cho ai cần ở có thể ở tạm 2 ngày bão. Số điện thoại liên lạc: 0981128899.

Tổ hợp Complex - Ngõ 167 Tây Sơn - Hà Nội - số điện thoại: 02473067889.

Bếp chay Dưỡng Tâm địa chỉ ở số 57 ngõ 21 Lê Văn Lương ( đối diện sảnh B Golden Palm 21 lê văn Lương, liên hệ với Linh số điện thoại: 0383949698 hoặc Tài số điện thoại: 0866196893.

Trong 2 ngày mùng 7 và 8/9 khi bão số 3 đổ bộ Trung tâm cấp cứu 911 - Anh Vũ trực chiến 6 xe tại Mộ Lao và Xa La sẵn sàng hỗ trợ nhân dân khi gặp tình huống xấu (miễn phí 100%), số điện thoại liên hệ: 0353911911

Một bạn ở 30 Đàm Quang Trung, gầm cầu Vĩnh Tuy, đủ chỗ tránh bão cho 20-30 người, cần điện thoại số 0853935968.

Phố Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm) bị phong tỏa hoàn toàn khi rất nhiều cây lớn cùng bị gãy đổ. Ảnh: Hùng Nguyễn/VietNamNet
Phố Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm) bị phong tỏa hoàn toàn khi rất nhiều cây lớn cùng bị gãy đổ. Ảnh: Hùng Nguyễn/VietNamNet

Nhà bạn Thảo ở Lê Đức Thọ (Hà Nội) còn 2 phòng trống đầy đủ giường, nệm, điều hoà, đồ ăn, thức uống ở thêm được 8 - 10 người, có thể cho người vô gia cư qua tránh bão. Cô bác nào ở gần đây đi taxi qua để được hỗ trợ chi phí, gọi trực tiếp số điện thoại đón vào nhà: 0962.644.554

22 giờ 00:

Theo PGS.TS Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến hết đêm 7/9, các khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, bao gồm cả Hà Nội vẫn sẽ chịu tác động của gió mạnh từ cơn bão số 3.

Theo ông Khiêm, từ sáng mai (8/9), khi bão di chuyển sâu vào đất liền và đi về hướng Tây, cường độ sẽ suy giảm thành áp thấp nhiệt đới và tan dần.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ vừa đưa ra cảnh báo ngập lụt trên địa bàn TP Hà Nội.

Nước tràn vào sảnh tòa nhà VP6 Linh Đàm (quận Hoàng Mai), cư dân liên tục lau dọn. Ảnh: Lê Anh Dũng/VietNamNet.
Nước tràn vào sảnh tòa nhà VP6 Linh Đàm (quận Hoàng Mai), cư dân liên tục lau dọn. Ảnh: Lê Anh Dũng/VietNamNet.

Trong những giờ tới, khu vực Hà Nội và các vùng lân cận tiếp tục có mưa to với tổng lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30-60mm, có nơi lên đến 70mm.

Cư dân VP6 Linh Đàm dùng nệm ngăn nước tràn vào sảnh. Ảnh: Lê Anh Dũng/VietNamNet
Cư dân VP6 Linh Đàm dùng nệm ngăn nước tràn vào sảnh. Ảnh: Lê Anh Dũng/VietNamNet

Đợt mưa này gây ngập úng cục bộ cho nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô với độ sâu phổ biến từ 20 - 40cm, có nơi ngập sâu hơn.

Trời Hà Nội bỗng nhiên lặng gió, chỉ còn mưa rất nhỏ, trong khi nhiều tuyến đường vẫn đang bị ngập do mưa lớn trước đó. Khu vực quận Hà Đông có thể đang trong mắt bão nên gió lặng, tạnh mưa. Ảnh: Đình Hiếu/VietNamNet
Trời Hà Nội bỗng nhiên lặng gió, chỉ còn mưa rất nhỏ, trong khi nhiều tuyến đường vẫn đang bị ngập do mưa lớn trước đó. Khu vực quận Hà Đông có thể đang trong mắt bão nên gió lặng, tạnh mưa. Ảnh: Đình Hiếu/VietNamNet

21h30: Nhiều nơi ở khu vực Hà Nội giảm gió giật, lượng mưa thấp

Tại khu vực Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân... lượng mưa giảm đáng kể. Gió không còn giật mạnh như thời điểm 1 tiếng trước đó.

Tại khu dân cư 90 Nguyễn Tuân (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân), nhiều cây xanh dưới chân tòa chung cư bị đổ gây ra tình trạng mất điện lưới, buộc phải chạy máy phát điện. Ảnh: VietNamNet
Tại khu dân cư 90 Nguyễn Tuân (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân), nhiều cây xanh dưới chân tòa chung cư bị đổ gây ra tình trạng mất điện lưới, buộc phải chạy máy phát điện. Ảnh: VietNamNet

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dự báo khoảng 22 giờ ngày 7/9 tâm bão vẫn đang di chuyển tại các khu vực của Hà Nội. Nguy cơ mưa to và gió giật vẫn xảy ra.

Trên các tuyến đường Ngụy Như Kon Tum, Khuất Duy Tiến, Khâm Thiên… hàng loạt cây xanh bị gió quật đổ. Ảnh: VietNamNet
Trên các tuyến đường Ngụy Như Kon Tum, Khuất Duy Tiến, Khâm Thiên… hàng loạt cây xanh bị gió quật đổ. Ảnh: VietNamNet

Như vậy sau một thời gian duy trì cường độ cao ở  11 - cấp 12 (103 - 133 km/giờ), giật cấp 15 tại địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, báo số 3 đã giảm nhẹ cấp độ khi tâm bão đi vào địa phận TP Hà Nội.

Tuy nhiên, với sức gió lên tới cấp 10, giật cấp 12, đây vẫn được xem là sức gió rất mạnh của cơn bão này. Trên các diễn đàn, mạng xã hội, người dân Thủ đô chia sẻ nhiều thông tin, hình ảnh về sức mạnh khủng khiếp của cơn bão này. Gió mạnh đến mức, ngồi trong nhà cao tầng đóng kín cửa vẫn có thể nghe tiếng gió rít chói tai ở bên ngoài. Nhiều người không dám và không thể ra khỏi nhà vì gió quá to và mưa quá lớn.

Nhiều tuyến phố ở Hà Nội như Nguyễn Tuân, Nguyễn Trãi, một số điểm ở đường Vành đai 3... bị ngập sâu đến 50cm.

Mưa lớn gây ngập ở đường Nguyễn Tuân. Ảnh: Quang Phong/VietNamNet
Mưa lớn gây ngập ở đường Nguyễn Tuân. Ảnh: Quang Phong/VietNamNet

Trong khi trên địa bàn Hà Nội vẫn đang có mưa, gió rít từng cơn do ảnh hưởng của bão số 3, Cục Hàng không Việt Nam quyết định kéo dài thời gian tạm đóng cửa đối với sân bay Nội Bài. Cụ thể, thời gian tạm đóng cửa sân bay Nội Bài sẽ kéo dài đến 24h ngày 7/9, lùi thêm 3 giờ so với phương án trước đó.

21h: Trên địa bàn thành phố có 2 người chết, 7 người bị thương do cây đổ 

Do lượng mưa lớn, tại một khu đô thị tại Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) đã xảy ra ngập cục bộ (video NB)

Tòa nhà CT12B Kim Văn Kim Lũ, quận Hoàng Mai. Ảnh: VietNamNet
Tòa nhà CT12B Kim Văn Kim Lũ, quận Hoàng Mai. Ảnh: VietNamNet

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội về công tác ứng phó với bão số 3, tính đến cuối giờ chiều ngày 7/9, trên địa bàn thành phố có 2 người chết, 7 người bị thương do cây đổ (quận Nam Từ Liêm có 1 người chết, 1 người bị thương; quận Hoàng Mai có 1 người chết, 1 người bị thương; quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có 5 người bị thương).

Hình ảnh tại chung cư Goldmark City. Ảnh: VietNamNet
Hình ảnh tại chung cư Goldmark City. Ảnh: VietNamNet

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về tình hình ứng phó, khắc phục thiên tai do bão số 3 gây ra.

Một người phụ nữ bị gió quật ngã ở khu vực ngã tư Tây Sơn - Chùa Bộc. Ảnh: Hùng Nguyễn/VietNamNet
Một người phụ nữ bị gió quật ngã ở khu vực ngã tư Tây Sơn - Chùa Bộc. Ảnh: Hùng Nguyễn/VietNamNet

Tính đến cuối giờ chiều 7/9, bão số 3 đã làm trên 240 cây đổ, bật gốc (đường kính từ 18-80cm), có khoảng 300 cành cây gãy đổ (đường kính 8-20cm).

Đến nay, các lực lượng của Sở Xây dựng Hà Nội tiếp tục thống kê số cây gãy đổ, đồng thời yêu cầu các đơn vị duy trì cây xanh đã và đang có mặt kịp thời tại các vị trí cây đổ, cành gãy để thực hiện giải tỏa, thu dọn hiện trường, đảm bảo giao thông.

Hồi 20 giờ, vị trí tâm bão số 3 khoảng 21.0 độ Vĩ Bắc; 105.8 độ Kinh Đông, trên đất liền Thủ đô Hà Nội. sức gió mạnh nhất cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Trung tâm dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15-20km/h.

Cảnh báo ngập lụt tại Hà Nội tối 7/9.
Cảnh báo ngập lụt tại Hà Nội tối 7/9.

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 tại Hải Dương gió mạnh cấp 12, giật cấp 13; Lục Ngạn (Bắc Giang) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Hưng Yên gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; Bắc Giang gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Bắc Ninh gió mạnh cấp 7, giật cấp 10;…

Ngập tại khu vực quận Thanh Xuân.
Ngập tại khu vực quận Thanh Xuân.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 10, giật cấp 13; Cửa Ông (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 12, giật cấp 14; Phủ Liễn (Hải Phòng) gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; Cát Hải (Hải Phòng) gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; Đông Xuyên (Hải Phòng) gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; Ba Lạt (Thái Bình) gió mạnh cấp 9, giật cấp 12; Văn Lý (Nam Định) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Hải Dương gió mạnh cấp 12, giật cấp 13; Lục Ngạn (Bắc Giang) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Hưng Yên gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; Bắc Giang gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Bắc Ninh gió mạnh cấp 7, giật cấp 10;…

Cập nhật: Siêu bão Yagi càn quét Hà Nội, hàng trăm cây đổ, ngập lụt - Ảnh 2

Ở khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 00 giờ đến 19 giờ ngày 7/9 có nơi trên 200mm như: Cát Bà (Hải Phòng) 215mm, Đông Triều Quảng Ninh) 224mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 213mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 220mm, Phủ Dực (Thái Bình) 409mm, Xuân Thủy (Nam Định) 221mm,…

20h: Ban quản lý Bến xe Giáp Bát hỗ trợ hành khách bị kẹt lại do bão Yagi

Trước sự đổ bộ của bão Yagi, Bến xe Giáp Bát đã tạm dừng hoạt động, khiến một số hành khách nhỡ chuyến chưa về được với gia đình. Để hỗ trợ hành khách, bến đã tạo điều kiện để người dân trú bão, ăn uống miễn phí.

Cập nhật: Siêu bão Yagi càn quét Hà Nội, hàng trăm cây đổ, ngập lụt - Ảnh 3

Đại diện Bến xe Giáp Bát cho biết: "Không chỉ hỗ trợ hành khách trú bão, cán bộ nhân viên bến xe cũng sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn lịch trình cho hành khách đi xe sau khi cơn bão đi qua".

19h30: Nhiều nơi mất điện, chung cư bị gió lùa bung trần

Mưa lớn, gió giật mạnh khiến hầu hết các quận huyện ngoại thành của Hà Nội như Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Trì, Sóc Sơn, Ba Vì, Sơn Tây, Mê Linh, Phúc Thọ... bị mất điện. Một số quận nội thành mất điện cục bộ do mưa bão làm ảnh hưởng đến đường cấp điện. EVN Hà Nội đang tích cực khắc phục và cấp điện lại ngay khi có thể

Khoảng 19h30, khu vực phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) mất điện cục bộ 1 số nơi
Khoảng 19h30, khu vực phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) mất điện cục bộ 1 số nơi
Một số nhà người dân tại Vũ Phạm Hàm, quận Đống Đa đã bị mất điện
Một số nhà người dân tại Vũ Phạm Hàm, quận Đống Đa đã bị mất điện

 

Một chung cư tại quận Nam Từ Liêm gió lùa sập trần các tầng

19h: Chuyên gia khí tượng tiếp tục đưa ra khuyến cáo đặc biệt về bão số 3

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, vào lúc 19h, vị trí tâm bão: Khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.0 độ Kinh Đông, trên đất liền Hải Dương. Sức gió mạnh nhất: Cấp 10 - 11 (89 - 117km/h), giật cấp 13. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.

Vị trí tâm bão số 3 lúc 19h tối 7/9/2024.
Vị trí tâm bão số 3 lúc 19h tối 7/9/2024.

Bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền và đang càn quét dữ dội các tỉnh Bắc bộ. Chuyên gia khí tượng vừa tiếp tục đưa ra những khuyến cáo đặc biệt về những nguy cơ nguy hiểm mà cơn bão này có thể gây ra.

Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục đưa ra những khuyến cáo đặc biệt về nguy cơ gió to, mưa lớn gây ngập lụt và sạt lở đất trên diện rộng mà bão số 3 có thể gây ra.

18h30 - EVNHANOI: Không có chuyện cắt điện trên địa bàn Thủ đô

Trước đó, từ chiều 7/9/2024, bão Yagi đổ bộ vào Hà Nội với mưa giông lớn, gió giật đã gây ra nhiều thiệt hại. Đồng thời mạng xã hội, một số trang tin điện tử lan truyền thông tin “Cắt điện toàn Hà Nội vào 19h ngày 7/9/2024”.

Đại diện của EVNHANOI khẳng định “Không có chuyện cắt điện trên địa bàn Thủ đô”. Để ứng phó với cơn bão Yagi đổ bộ vào Hà Nội, EVNHANOI đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó, đảm bảo cung ứng điện. Một số khu vực cây gãy đổ đè vào đường dây, trạm điện dẫn đến sự cố mất điện. EVNHANOI đã bố trí hơn 3.000 CBCNV ứng trực, sẵn sàng khắc phục các sự cố, thiệt hại do bão gây ra.

EVNHANOI sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến cũng như thiệt hại do cơn bão gây ra để khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó, nhanh chóng khắc phục và đảm bảo nguồn điện liên tục, ổn định cho người dân.

Hồi 18 giờ

Vị trí tâm bão Yagi khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.2 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng – Hải Dương. sức gió mạnh nhất cấp 11-12 (103-133km/h), giật cấp 15.

Trung tâm dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.

Cảnh báo ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội

Hiện nay, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, khu vực nội thành Hà Nội đang có mưa to đến rất to. Dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa to đến mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 50-90mm, có nơi trên 130mm.

Trung tâm cảnh báo, đợt mưa này có khả năng sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến từ 20-40cm.

Qua kiểm tra, tính đến 17 giờ ngày 7/9, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm có 69 cây xanh gãy đổ; 3 nhà dân bị tốc mái, 1 téc nước bị đổ vào mái nhà bên cạnh, đổ 2 bức tường rào. Quận cũng đã sơ tán 10 phòng trọ với 30 người dân đến nơi an toàn tránh bão, không có thiệt hại về người; không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông; tình hình đê điều ổn định. Cây đổ gãy đã được UBND các phường huy động lực lượng cơ động xử lý tại chỗ, đảm bảo an toàn.

Cập nhật: Siêu bão Yagi càn quét Hà Nội, hàng trăm cây đổ, ngập lụt - Ảnh 4

Chiều 7/9, đại diện Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH) - Công an TP Hà Nội cho biết, tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều đến tối ngày 7/9/2024 là thời điểm bão số 3 (Yagi) tác động mạnh nhất vào khu vực đất liền, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, kèm theo giông lốc, mưa lớn kéo dài có khả năng gây ngập úng và gãy, đổ cây.

Cảnh sát giao thông xử lý, dọn dẹp cây đổ trên đường Trần Phú, quận Hà Đông.
Cảnh sát giao thông xử lý, dọn dẹp cây đổ trên đường Trần Phú, quận Hà Đông.

Theo đó, bám sát nhiệm vụ theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBNTP, Công an TP Hà Nội về việc chủ động ứng phó với sự cố thiên tai trên địa bàn Thành phố, nắm bắt tình hình di chuyển của cơn bão số 3 (bão Yagi), Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH chủ động ứng phó với sự cố thiên tai trên địa bàn Thành phố, nắm bắt tình hình di chuyển của cơn bão số 3 (Yagi), đã chủ động phối hợp với công an các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân để đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng trong suốt thời gian bão đổ bộ trên địa bàn Thủ đô.

Cảnh sát dọn dẹp cây xanh đổ gãy khu vực phố Thợ Nhuộm -Trần Hưng Đạo.
Cảnh sát dọn dẹp cây xanh đổ gãy khu vực phố Thợ Nhuộm -Trần Hưng Đạo.

Cùng với đó, tổ chức rà soát các địa điểm, khu vực có nguy cơ sụp đổ, gây ra các tai nạn đáng tiếc để đảm bảo an toàn cho người dân trong quá trình tham gia giao thông.

Hồi 16 giờ, vị trí tâm bão khoảng 20.8 độ Vĩ Bắc; 106.5 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16. Trung tâm dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h.

Cây cổ thụ bật gốc ở Hoàng Quốc Việt, Hà Nội chiều 7/9/2024.
Cây cổ thụ bật gốc ở Hoàng Quốc Việt, Hà Nội chiều 7/9/2024.

Hồi 13 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh - Thái Bình.

Sập nhà ở Khâm Thiên do bão số 3 chiều 7/9. Ảnh: Thành Nam/CCHN
Sập nhà ở Khâm Thiên do bão số 3 chiều 7/9. Ảnh: Thành Nam/CCHN
Sập nhà ở Khâm Thiên do bão số 3 chiều 7/9. Ảnh: Thành Nam/CCHN
Sập nhà ở Khâm Thiên do bão số 3 chiều 7/9. Ảnh: Thành Nam/CCHN

Dự báo tác động của bão, gió mạnh chiều và đêm 7/9, các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 10. Chiều và đêm 7/9, thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ có gió mạnh cấp 4, cấp 5, sau tăng lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 9.

Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ chiều tối đến đêm 7/9. Dự báo tác động của gió mạnh: Gió mạnh có thể gây tốc mái, hư hại nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Cây bật gốc tại phố Thụy Khuê, Tây Hồ.
Cây bật gốc tại phố Thụy Khuê, Tây Hồ.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: Cấp 3. Mưa lớn từ nay đến sáng 9/9, thành phố Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông (mưa to đến rất to tập trung từ chiều 7/9 đến sáng 8/9).

Hình ảnh ngôi nhà bị sập, rất may không có thiệt hại về người. Ảnh: N.M.
Hình ảnh ngôi nhà bị sập, rất may không có thiệt hại về người. Ảnh: N.M.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thạch Thất, tính đến 15 giờ 30 ngày 7/9, mực nước sông Tích tại trạm thuỷ văn Kim Quan là 6.32m, áp sát báo động 1.

Về công trình, bị tốc mái 20m2 tôn công trình phụ của 1 hộ dân thôn Phú Thụ xã Lại Thượng. Tại xã Dị Nậu bị sập 1 nhà cấp 4 với diện tích 150m2, rất may không có thiệt hại về người.