Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cầu Giấy còn bao nhiêu cơ sở kinh doanh lo cháy?

Kinhtedothi - Chưa đầy 2 tháng, ở quận Cầu Giấy xảy ra 2 vụ cháy karaoke nghiêm trọng.
Nhưng nguy cơ cháy nổ sẽ còn là nỗi lo, bởi bất cập trong công tác quản lý loại hình kinh doanh dịch vụ karaoke nơi đây đang thể hiện nhiều bất cập.
Bỏ ngoài tai lời khuyên của thanh tra
Quận Cầu Giấy được người dân ví như tụ điểm karaoke của Hà Nội, bởi dọc trên các tuyến đường Nguyễn Khang, Trần Thái Tông, Trần Duy Hưng, Trung Kính…, các cửa hàng karaoke mọc lên san sát. Riêng phố Trần Thái Tông, nơi vừa xảy ra vụ cháy lớn hôm 2/11, ngoài 2 cửa hàng bị cháy, liền kề còn 3 cửa hàng karaoke cao 7 - 8 tầng. Chưa đầy 2km đường Nguyễn Khang cũng có đến hơn 10 cơ sở kinh doanh karaoke. Chỉ tính riêng năm 2016, Cầu Giấy cấp mới 5 cơ sở và 1 cơ sở cấp bổ sung số phòng, tập trung tại phường Trung Hòa. Với 99 cơ sở kinh doanh karaoke (cả có phép và không phép) nên nơi đây hiểm họa cháy nổ luôn rình rập.
Cảnh báo về tình trạng để phát triển rầm rộ dịch vụ karaoke, ngày 27/10, khi đoàn kiểm tra liên ngành TP Hà Nội làm việc với quận Cầu Giấy, thành viên đoàn thanh tra liên ngành đã nhắc nhở quận cân nhắc không cấp phép các cơ sở kinh doanh karaoke khoảng cách gần nhau, đặc biệt là cần điều chỉnh để con số 220 cơ sở kinh doanh karaoke được phép tồn tại trên địa bàn theo quy hoạch. Tuy nhiên, cán bộ địa bàn đã... "bỏ ngoài tai". Bà Nguyễn Thị Xuân Nữ - Phó Trưởng phòng VH&TT quận cho rằng đó là nhu cầu phát triển, không thể hạn chế, điều quan trọng là địa phương không làm sai với quy hoạch karaoke đã có. Đó là chưa kể, trong buổi làm việc với Đoàn thanh tra liên ngành TP, quận đã khẳng định trong báo cáo có 8 cơ sở không phép và 3 cơ sở đang hoàn thiện hồ sơ xin phép đều không hoạt động ca hát. Thế nhưng, khi các vụ hỏa hoạn xảy ra mới lộ ra sự vụ các cơ sở không phép vẫn hoạt động kinh doanh karaoke mà cán bộ phường, quận không nắm được (cho dù từ thứ Hai đến thứ Sáu, đoàn thanh tra liên ngành của quận bố trí lịch kiểm tra kín cả ngày và đêm!).
Trên thực tế, không phải quận Cầu Giấy chưa kiểm tra các cơ sở kinh doanh không phép này. Cả 2 điểm mới xảy ra hỏa hoạn là 85 Nguyễn Khang và 68 Trần Thái Tông, Đoàn thanh tra liên ngành quận cũng đã có những động thái kiểm tra lập biên bản yêu cầu không hoạt động kinh doanh khi chưa được cấp phép. Nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở việc lập biên bản rồi... ra về, chưa giám sát chặt chẽ. Đến khi xảy ra hỏa hoạn làm 13 người thiệt mạng, lãnh đạo quận Cầu Giấy mới tính đến giải pháp “đưa lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, thậm chí là chốt trực tại các quán hát chưa đủ điều kiện hoạt động, UBND quận sẽ công bố rộng rãi danh sách các quán karaoke chưa đủ điều kiện hoạt động để người dân được biết và cùng tham gia giám sát” như lời của bà Trịnh Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND quận.
Ít nhất 100 cơ sở tiềm ẩn cháy nổ
Ngoài 99 cơ sở kinh doanh karaoke, hiện nay, quận Cầu Giấy còn 100 cơ sở hoạt động “chui” dưới loại hình kinh doanh nhà hàng, nhưng sử dụng hình thức hát cho nhau nghe. Phần lớn các cơ sở này phục vụ người nước ngoài: Nhật Bản, Hàn Quốc…, nhiều phòng hát không cách âm, gây tiếng ồn ảnh hưởng đến dân cư xung quanh tới quá nửa đêm. “100 cơ sở kinh doanh nhà hàng, café nhưng có sử dụng âm nhạc trong môi trường kinh doanh tiểm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy nổ. Bởi phần lớn chủ cơ sở là nữ, am hiểu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) còn hạn chế. Có một số cửa hàng trang bị thiết bị PCCC nhưng không được các cơ quan quản lý kiểm định, thiết bị nhập qua đường tiểu ngạch, không đảm bảo chất lượng” - ông Quách Tuấn Anh - PA83, Công an TP Hà Nội cho biết.
Để phòng trừ những vụ hỏa hoạn này, các cơ quan quản lý cần siết chặt công tác cấp phép và giám sát các đơn vị không đảm bảo an toàn cháy nổ. Quận Cầu Giấy cũng cần hạn chế cấp mới các cơ sở kinh doanh karaoke khi chưa tròn vai công tác quản lý, để xảy ra liên tiếp các vụ cháy nổ nghiêm trọng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tuyên Quang và Lai Châu đề phòng lũ quét, sạt lở đất do cơn bão số 2

Tuyên Quang và Lai Châu đề phòng lũ quét, sạt lở đất do cơn bão số 2

05 Jul, 02:40 PM

Kinhtedothi – Ngày 5/7, tỉnh Tuyên Quang và Lai Châu tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy từ 5-20mm, có nơi trên 40mm. Cảnh báo, trong một vài giờ tới, các xã, phường trên địa bàn các tỉnh trên cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối, sạt lở đất trên sườn dốc.

Điện Biên: chủ động dự trữ hàng hóa phòng mưa lũ, sạt lở đất

Điện Biên: chủ động dự trữ hàng hóa phòng mưa lũ, sạt lở đất

05 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Điện Biên vừa chỉ đạo các ngành, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động dự trữ, điều phối hàng hóa phù hợp với đặc thù địa hình cũng như nhu cầu thực tiễn tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra mưa lũ, sạt lở đất.

Hội thao Công an Thủ đô: rèn luyện thể lực, bản lĩnh, ý chí của các chiến sỹ

Hội thao Công an Thủ đô: rèn luyện thể lực, bản lĩnh, ý chí của các chiến sỹ

04 Jul, 08:46 PM

Kinhtedothi - Phó Giám đốc Công an TP, Trưởng Ban Tổ chức Hội thao Công an Thủ đô, Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền nhấn mạnh, các đơn vị tiếp tục duy trì và phát triển phong trào thể dục thể thao, gắn với các phong trào thi đua, rèn luyện kỷ luật, bản lĩnh chính trị và nâng cao sức khỏe toàn diện cho cán bộ, chiến sỹ...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ