Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cầu Giấy giám sát chặt cơ sở xả thải ra môi trường

Kinhtedothi - Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng, song sẽ không vì thế mà đánh đổi môi trường sống, đó là chia sẻ của Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Bùi Tuấn Anh với phóng viên Kinh tế & Đô thị về công tác xây dựng, quản lý quy hoạch đô thị, đất đai và bảo vệ môi trường trên địa bàn.
 Lực lượng chức năng phường Nghĩa Tân tuyên truyền cho các cơ sở kinh doanh chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường.
Ông Bùi Tuấn Anh cho biết, thực hiện Chương trình số 11 của Quận ủy Cầu Giấy về công tác xây dựng, quản lý quy hoạch đô thị, đất đai và bảo vệ môi trường giai đoạn 2015 – 2020, UBND quận đã tiến hành rà soát tổng thể các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các nguồn xả thải môi trường gây nguy hại trên địa bàn. Bước đầu, đã thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu về số lượng, phân loại chi tiết các cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm 5.410 DN, 8.542 hộ kinh doanh và các nguồn xả thải môi trường gây nguy hại.
Trong đó, lực lượng chức năng tập trung vào các cơ sở y tế, sửa chữa mô tô, xe máy, rửa xe, cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất thực phẩm, đồ uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke, các cơ sở giặt là, tẩy hấp, tòa nhà văn phòng… Cùng với đó, chú trọng quản lý các nhân tố xả thải gây nguy hại lớn như: Khí thải, nước thải, rác thải công nghiệp; rác thải, nước thải y tế; rác thải nguy hại, dầu xe thải, hóa chất tẩy rửa, nước thải sinh hoạt vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường… Hàng năm, Ban chỉ đạo Chương trình 11 của Quận ủy Cầu Giấy đã giao UBND quận ban hành các kế hoạch và quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Đồng thời rà soát, thu phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo chuyển biến rõ rệt trong ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường trong Nhân dân.
Đến thời điểm này, quận Cầu Giấy đã kiểm tra đối với 117 cơ sở trên địa bàn quận. Qua kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với 22 cơ sở có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước với tổng số tiền phạt là hơn 238 triệu đồng. Cùng với đó đã ký 179 Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn quận. Ban hành Thông báo thu phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp đối với 92 cơ sở sản xuất với số tiền hơn 137 triệu đồng. UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo triển khai thực hiện đạt kết quả tốt chương trình thí điểm thu gom rác thải điện tử tại 2 phường Nghĩa Tân và Yên Hòa, bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, quản lý hồ, ao trên địa bàn quận. Đồng thời quản lý các hoạt động bãi trung chuyển vật liệu xây dựng, quản lý thu gom, tiêu hủy lọ vaccine đã qua sử dụng.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Tuấn Anh cho biết, với những biện pháp đã thực hiện, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra. Song, quan trọng hơn cả là ý thức của các DN, hộ kinh doanh trong việc bảo vệ môi trường đã từng bước được nâng lên, góp phần quan trọng trong việc phát triển quận Cầu Giấy theo hướng bền vững. "Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, trong thời gian tới, UBND quận Cầu Giấy tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở có xả thải trực tiếp ra môi trường" - ông Bùi Tuấn Anh nói.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao Dự án đường Tam Trinh tiếp tục bị chậm tiến độ?

Vì sao Dự án đường Tam Trinh tiếp tục bị chậm tiến độ?

12 May, 01:51 PM

Kinhtedothi- Sau 4 lần điều chỉnh tiến độ, Dự án mở rộng đường Tam Trinh vẫn không thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) vào thời điểm 30/4 và đang gặp khá nhiều khó khăn. Vướng mắc chủ yếu là xác định chính xác nguồn gốc đất.

Hiệu quả trong tuyên truyền công tác GPMB và xử lý vi phạm đất đai ở Thường Tín

Hiệu quả trong tuyên truyền công tác GPMB và xử lý vi phạm đất đai ở Thường Tín

11 May, 11:21 AM

Kinhtedothi - Thường Tín là một trong những huyện của TP Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, kéo theo đó là hệ lụy vi phạm đất đai, trật tự xây dựng gây khó khăn cho công tác GPMB thực hiện dự án. Nhờ có sự đồng hành của cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền đã giúp người dân hiểu rõ vấn đế phối hợp cùng thực hiện…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ