Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chậm lại để sẻ chia

Kinhtedothi - Theo kế hoạch, năm học 2022 - 2023 mức học phí sẽ tăng cao dựa trên căn cứ theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục công lập.

Nếu tăng theo dự kiến, thì mức đóng học phí trong năm học mới có thể sẽ là gánh nặng của nhiều gia đình vì hai năm qua nguồn thu nhập của họ giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Học sinh Hà Nội trở lại trường sau thời gian dài học trực tuyến vì Covid-19. Ảnh: Ngọc Tú

Cụ thể mức tăng từ năm 2022 - 2023 ở thành thị từ 60.000 đến 300.000 đồng/tháng thì nay tăng từ 300.000 đến 650.000 đồng/tháng; ở nông thôn tăng từ 30.000 đến 120.000 đồng/tháng lên 100.000 đến 330.000 đồng/tháng; ở vùng miền núi tăng từ 8.000 - 60.000 đồng/tháng lên từ 50.000 đến 220.000 đồng/tháng.

Theo đánh giá của các đơn vị, mức học phí này được điều chỉnh tăng theo lộ trình, phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong hai năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm nhiều gia đình rơi vào khó khăn, mất việc, thu nhập sụt giảm nên không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn, miếng cơm manh áo hàng ngày trở thành gánh nặng, chưa nói đến tiền đóng học.

Năm 2021, chia sẻ khó khăn với phụ huynh và sinh viên trong bối cảnh Covid-19, Bộ GD&ĐT ban hành văn bản gửi các bộ, ngành, UBND tỉnh, TP và cơ sở đề nghị các trường giữ ổn định học phí trong năm học 2021 - 2022. Sau văn bản này, rất nhiều trường dù rất khó khăn nhưng vẫn chấp hành giảm doanh thu, không tăng học phí để hỗ trợ học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, nhiều trường có thêm những cách làm linh hoạt như ĐH Ngoại thương không tăng học phí, hỗ trợ sinh viên vay vốn tín dụng với lãi suất 0% trong thời gian học tập. Tại ĐH Công nghiệp Hà Nội chấp nhận giảm doanh thu khoảng 50 tỷ đồng trong năm 2021. Đổi lại, việc giữ nguyên mức học phí đã giúp phụ huynh và người học giảm gánh nặng về tài chính.

Đó là những cách sẻ chia rất kịp thời giữa nhà trường và mỗi gia đình. Hiện nay, theo nguyện vọng của nhiều phụ huynh, Bộ GD&ĐT nên kịp thời có đề xuất lên Chính phủ lùi thời hạn tăng mức học phí năm học 2022 - 2023 với các cấp học, nhằm chia sẻ gánh nặng với nhiều gia đình đang gặp khó khăn. Khi tình hình kinh tế ổn định thì có thể thực hiện lộ trình tăng học phí theo kế hoạch.

Vẫn biết, việc đóng học phí cũng là để chia sẻ gánh nặng cho Nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn kinh tế do tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, rất nhiều gia đình đang gặp khó khăn vì thế việc tăng học phí ở các cấp học trong thời điểm hiện nay là chưa thật sự phù hợp. Mặt khác, theo xu thế tăng trưởng kinh tế, giáo dục phải là lĩnh vực được hưởng lợi.

Hiện nay, nhiều nước tiên tiến trên thế giới đang có xu hướng miễn phí trong hệ thống giáo dục công lập dưới đại học để thúc đẩy và phát triển nguồn lực con người. Vì vậy, nếu chưa thể tiến tới việc miễn phí hoặc giảm học phí với với cấp tiểu học, mầm non, bậc học phổ thông thì cũng rất cần lùi thời điểm lộ trình tăng học phí năm học 2022 - 2023 đó cũng là một cách sẻ chia với người dân trong khó khăn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

08 May, 03:36 PM

Kinhtedothi - Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa công bố danh sách người tập sự hành nghề luật sư đủ và không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự đợt 1 năm 2025. Đây là bước sàng lọc quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng đội ngũ luật sư kế cận, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập sâu rộng của ngành luật Việt Nam.

Hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện

Hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nên xem xét, miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh công lập để vừa phát triển thể trạng cho học sinh, vừa giảm áp lực đưa đón cho phụ huynh là gợi ý của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây. Ý kiến này được đánh giá là chính sách hợp lòng dân và tạo được sự đồng thuận của dư luận, cử tri cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ