Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chậm trễ di dời linh vật lạ

Kinhtedothi - Thời hạn xóa trắng sư tử đá, đèn đá, tượng quan âm bạch y tại các di tích mà Bộ VHTT&DL đặt ra đã cận kề. Tuy nhiên, hình ảnh phủ bạt cho sư tử, vứt hiện vật xuống sông, rồi thay sư tử bằng nghê... đang là những câu chuyện nực cười của hậu công văn số 2662/BVHTTDL - MTNATL.
Di dời là... vứt xuống sông

Theo dự kiến của Bộ VHTT&DL, đến hết ngày 15/11, tại hầu hết các di tích Việt Nam sẽ không còn đèn đá, sư tử đá, tượng quan âm bạch y kiểu Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Các địa phương sẽ tiến hành di dời toàn bộ hiện vật ngoại lai theo thống kê của giai đoạn 1. Xác định hơn 2 tháng cho việc nhận biết, thống kê và di dời là quá cập rập, nên nhiều tỉnh, TP như Hà Nội, Ninh Bình... xin báo cáo gia hạn đến 30/11. Để chạy đua với quy định ban hành, nhiều đền, chùa, đình chọn muôn kiểu... di dời.

 
Sư tử đá kiểu Trung Quốc tại Đông Miếu ở làng Cót (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy).
Sư tử đá kiểu Trung Quốc tại Đông Miếu ở làng Cót (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy).

Khi các phương tiện thông tin đại chúng lên án tình trạng bày biện tràn lan linh vật lạ, tại chùa Vua (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nơi sở hữu 4 đôi sư tử đá kiểu Trung Quốc đã bối rối tìm cách xử lý. Trong khi chưa thể di dời, ban quản lý nhà chùa đã chọn phương án phủ bạt cho sư tử ngay tại cổng chùa. Rất may hình ảnh phản cảm đó chỉ tồn tại 2 tuần. Hiện nay, nhà chùa đã vận động được chủ nhân công đức để di dời.

Qua báo cáo của một số tỉnh như: Hà Nam, Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh..., Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm còn xác nhận nhiều cơ sở quản lý di tích chọn phương án vứt sư tử, tượng, linh vật ngoại lai xuống sông. Theo bà Đoàn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm: “Đây là vấn đề nhạy cảm trong công tác nghiên cứu văn hóa, mỹ thuật, lịch sử sau này”. Nếu không vứt xuống sông, nhiều địa phương lại đợi... văn bản hướng dẫn. Chính vì vậy, tại các huyện như Ba Vì, Gia Lâm của Hà Nội đến nay mới chỉ hoàn thành văn bản tuyên truyền kêu gọi, còn phương án xử lý vẫn dùng dằng giữa việc chuyển hiện vật trái phép ra công viên, khu du lịch sinh thái; hay chuyển ngược về nơi sản xuất...

Ngoài ra, ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh tranh tra Bộ VHTT&DL còn băn khoăn trước thực trạng hiểu nhầm việc không bài trí các hiện vật, linh vật ngoại lai nghĩa là được bài trí các hiện vật thuần Việt. Cụ thể, nhiều nơi thay thế sư tử đá Trung Quốc bằng các con nghê đá, chó đá Việt Nam. Trong khi đó, theo quy định của Luật Di sản, khi bổ sung hiện vật nào vào di tích đã được xếp hạng phải tổ chức hội thảo, xin ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý văn hóa.

Sẽ ra văn bản hướng dẫn

Trên thực tế, sau khi ra công văn số 2662/BVHTTDL - MTNATL, không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, Bộ VHTT&DL mới chủ trương vận động, tuyên truyền từng di tích tự lên phương án di dời hiện vật theo điều kiện có thể của mỗi địa phương. Sau một thời gian thực hiện, Bộ VHTT&DL đã nhận ra thiếu sót trong công tác quản lý này. “Việc chậm ra văn bản hướng dẫn bài trí tại di dích là thiếu sót của Cục Di sản văn hóa” - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên thừa nhận. Thứ trưởng yêu cầu, trong thời gian tới, Cục Di sản văn hóa phải sớm hoàn thiện văn bản này và gửi các địa phương thực hiện, tránh sự bị động, lúng túng trong triển khai công văn 2662.

Không phủ nhận, chiến dịch “quét” sư tử đá, tượng quan âm bạch y và nhiều hiện vật lạ khác ra khỏi di tích... để trả lại môi trường văn hóa thuần Việt cho di sản Việt đã nhận được sự đồng tình của nhiều cơ quan, Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các cơ quan báo chí và dư luận. Thế nhưng, để những quy định tích cực này có thể triển khai hiệu quả, cần hơn nữa sự vào cuộc sát sao của ngành văn hóa, mà cụ thể là Cục Di sản văn hóa, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm trong việc hướng dẫn bày trí, giới thiệu các mẫu linh vật Việt tới chủ quản di sản.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ