Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chăn nuôi theo vùng trọng điểm: Chưa phát huy hết thế mạnh

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư luôn được TP Hà Nội quan tâm và coi là hướng đi trong tương lai của ngành chăn nuôi. Qua thí điểm, hiệu quả đã rõ, nhưng trên thực tế còn nhiều việc phải làm.

Môi trường sạch, hiệu quả kinh tế cao

Nằm dưới chân núi Tản Viên, những năm qua, nhờ chăn nuôi bò sữa, đời sống của người dân xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, từ khi được chọn là một trong 12 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của các hộ nơi đây được cải thiện rõ rệt. Gia đình bà Lê Thị Nụ đang nuôi trên 30 con bò sữa bộc bạch, người nuôi bò sữa được TP quan tâm hỗ trợ các kỹ thuật trồng cỏ, chế biến thức ăn, làm mát chuồng trại, phòng chống dịch bệnh… Nhờ đó, thu nhập từ đàn bò sữa mang lại cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng, vật nuôi khác. Hiện tại, xã Vân Hòa có 592 hộ tham gia nuôi bò sữa, cung cấp cho thị trường khoảng 26 tấn sữa/ngày.
  Chăn nuôi lợn thịt sạch tại huyện Phúc Thọ. Ảnh: Tùng Lâm
Chăn nuôi lợn thịt sạch tại huyện Phúc Thọ. Ảnh: Tùng Lâm
Một địa phương khác - xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai), được chọn là trọng điểm chăn nuôi lợn thịt sạch. Ông Nguyễn Văn Lâm, ở thôn Thượng Khê, xã Cấn Hữu cho biết, trước đây, gia đình nuôi lợn bằng thức
Với những kết quả đã đạt được, Sở NN&PTNT Hà Nội kiến nghị UBND TP cho tiếp tục xây dựng Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, giai đoạn 2016 - 2020. Đây sẽ là giải pháp giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi, qua đó, từng bước cải thiện đời sống cho người nông dân.

Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội.
ăn truyền thống, chuồng trại cũng chỉ ủ, lót bằng rơm rạ bình thường nên rất “nặng mùi”. Từ khi được tiếp cận với quy trình chăn nuôi lợn thịt sạch, gia đình ông đã chuyển sang sử dụng thức ăn sinh học, dùng men ủ vi sinh làm đệm lót. Theo đó, môi trường được đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ. Hơn nữa, giá thịt lợn sạch bán ra thị trường luôn cao hơn so với nuôi kiểu truyền thống. Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai - bà Nguyễn Thị Sắc cho biết thêm, bên cạnh giá trị kinh tế thấy rõ, chăn nuôi lợn thịt sạch bằng phương pháp sinh học còn giúp giải quyết bài toán về VSMT, qua đó, hạn chế được tối đa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Ngoài mô hình chăn nuôi bò sữa, lợn sinh học, Hà Nội hiện còn phát triển các vùng, xã trọng điểm chăn nuôi bò thịt, gia cầm, thủy cầm. Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã, 15 vùng chăn nuôi trọng điểm và 2.924 trang trại quy mô lớn ngoài khu dân cư, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Còn nhiều việc cần làm

Những năm qua, dù các mô hình chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và quy mô lớn ngoài khu dân cư của Hà Nội đã đạt được những kết quả rõ rệt, tuy nhiên, tại hội nghị đánh giá kết quả chương trình năm 2014 mới đây cho thấy còn không ít khó khăn. Đó là sự thiếu hụt vốn đầu tư, công nghệ lạc hậu, hạn chế về trình độ sản xuất của người nông dân... Thực tế, tổng đàn gia súc, gia cầm của Hà Nội hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu thực phẩm của thị trường.

Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Đăng Vang nhìn nhận, so với nhiều quốc gia phát triển trong khu vực, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam còn thua kém rất nhiều. Riêng Hà Nội, ông Vang cho rằng, ngành chăn nuôi chưa tận dụng được lợi thế về nguồn thức ăn. Ví dụ, DN Hàn Quốc đã sang Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) ngay tại Hà Nội, rồi xuất khẩu ngược trở lại để phục vụ chăn nuôi, giúp giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng nông sản. Trong khi đó, Hà Nội lại chưa có nhà máy chế biến để có thể tận dụng được nguồn phụ phẩm dồi dào từ nông nghiệp như bã mía, rơm rạ, ngũ cốc… Đây là bài toán mà lãnh đạo TP nên quan tâm, tìm lời giải trong thời gian tới.

Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Hoàng Thanh Vân cho biết, nhằm hỗ trợ các địa phương phát triển mạnh các vùng chăn nuôi trọng điểm, Cục đang tham mưu xây dựng bộ tiêu chuẩn VietGAP mới với số lượng tiêu chí theo hướng đơn giản, dễ thực hiện hơn. Ông Vân cho biết thêm, Hà Nội hiện đã phát triển ổn định được 19 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên, con số này chưa đáp ứng được thực tế nhu cầu tiêu thụ nông sản trong nông dân. Chính vì vậy, TP cần có chính sách khuyến khích cũng như thúc đẩy liên kết hợp tác với các tỉnh, thành trong công tác này.