Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chàng Sơn sống khỏe nhờ nghề làm quạt

Kinhtedothi - Nhắc đến xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất), nhiều người sẽ nghĩ ngay tới một làng nghề chuyên sản xuất đồ mộc, hàng thủ công mỹ nghệ.
Tuy nhiên, nơi đây còn được biết đến với một nghề truyền thống có lịch sử lâu đời hơn rất nhiều, đó là nghề làm quạt.

Cả làng làm quạt

Căn nhà hai tầng ở thôn 6 của gia đình chị Nguyễn Thị Hải (SN 1961) luôn râm ran tiếng nói cười. Hàng chục nhân công đang tất bật với các công đoạn để làm ra một chiếc quạt. Người vót thanh lan, khoan ốc vít, kẻ dán thành phẩm (phất quạt), vẽ chữ, in hoa văn – họa tiết… Chị Hải hồ hởi khoe, đây chỉ là những nhân công được trả lương thường xuyên, còn trên 60 nhân công khác (phần lớn là người cùng làng), chị giao khoán sản phẩm để có thể làm tại nhà những khi nông nhàn. Mỗi ngày, gia đình chị Hải cho xuất xưởng trên 5.000 chiếc quạt các loại. Theo chị Hải, ở thôn 6, những “công xưởng” đan quạt với quy mô lớn như gia đình chị chỉ còn khoảng dăm bảy hộ. Tuy nhiên, có đến 98% số hộ trong thôn tham gia vào một, hoặc nhiều công đoạn của nghề này. Với nhiều người dân thôn 6 nói riêng, xã Chàng Sơn nói chung, làm quạt là một trong những nghề mang lại thu nhập khá khi nông nhàn, bên cạnh làm mộc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hoặc tất bật sớm khuya với những phiên chợ bán buôn…
Một hộ sản xuất quạt ở Chàng Sơn.
Một hộ sản xuất quạt ở Chàng Sơn.
Quạt Chàng Sơn gồm nhiều loại với chất liệu chủ yếu là lụa, von tơ tằm và giấy. Trong đó, quạt làm bằng chất liệu giấy phổ biến và dễ tiêu thụ hơn. Có lẽ bởi vậy mà số lượng quạt giấy sản xuất ra mỗi ngày cũng nhiều hơn. Kích cỡ quạt phổ biến với bán kính từ 20 – 30cm. Tuy nhiên, nếu khách có nhu cầu làm quạt với kích cỡ nhỏ hơn hoặc lớn hơn, những nghệ nhân ở Chàng Sơn đều có thể làm được. Một điều khá đặc biệt, đó là sản phẩm quạt của Chàng Sơn hiện vẫn được làm chủ yếu theo phương pháp thủ công. Hiện, bên cạnh họa tiết vẽ tay, người Chàng Sơn còn sáng tạo và cho in ra nhiều mẫu mã, hoa văn – họa tiết mới để có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng khắp mọi miền.

Cần sớm có quy hoạch để phát triển

Ngoài những hộ sản xuất quạt đa chủng loại (bằng lụa, von tơ tằm và giấy), ở Chàng Sơn có nhiều hộ chỉ sản xuất chuyên một loại quạt. Cơ sở sản xuất quạt Huyền Tứ của gia đình chị Nguyễn Thị Tứ (ở thôn 6) là một ví dụ. Gia đình chị Tứ mỗi ngày cho xuất xưởng gần 3.000 quạt giấy. Hàng ngày, tiểu thương các chợ đầu mối tề tựu tại khu vực chợ trung tâm xã để thu mua, rồi từ đây, quạt Chàng Sơn theo những chuyến xe đi khắp mọi miền đất nước, từ chợ Đồng Xuân (Hà Nội) đến chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế), hay chợ Bến Thành (TP Hồ Chí Minh)... Giá quạt bán buôn dao động từ 1.000 – 10.000 đồng/chiếc (tùy kích cỡ, chất liệu). Không chỉ mang lại giá trị kinh tế khá cho những chủ hộ sản xuất, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, nghề làm quạt Chàng Sơn còn góp phần tăng thu nhập cho hàng trăm lao động nông thôn nơi đây. 

Bà Phí Thị Liên – Trưởng thôn 6 cho biết, trong làng có khoảng 400 hộ thì 98% người dân tham gia vào một trong số các công đoạn của nghề làm quạt. Người nào, hộ nào không trực tiếp làm sản phẩm thì cung ứng nguyên vật liệu (tre nứa, giấy dán, màu vẽ…), hoặc trực tiếp thu mua, bán ra thị trường. Dù thu nhập từ nghề chưa hẳn đã cao nhưng tương đối ổn định, góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân trong nhiều năm qua. 

Phó Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn Đặng Duy Hải rất vui và tự hào cho biết, vì sau lịch sử hàng trăm năm, nghề làm quạt vẫn được người dân nơi đây trân trọng gìn giữ và phát triển. Quan trọng hơn là người dân vẫn có thể “sống khỏe” bằng nghề. Dẫu vậy, người làm quạt xã Chàng Sơn chưa phải đã hết những âu lo. Việc ngâm tre khiến một số ao, ngòi trong làng bị ảnh hưởng. Thêm nữa, sản phẩm của người dân nơi đây vẫn chưa được bảo hộ nhãn hiệu. Chính vì vậy, người dân Chàng Sơn rất mong các cấp chính quyền từ huyện đến TP sớm có quy hoạch (như đã quy hoạch với nghề làm đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ), hỗ trợ cung ứng nguyên vật liệu (tre nứa, màu vẽ) nhằm đảm bảo tiêu chí vệ sinh môi trường, đồng thời, tạo điều kiện xây dựng thương hiệu để quạt Chàng Sơn từng bước đi xa.             
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ