Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài…

Kinhtedothi - Chị bảo các cụ xưa vẫn nói: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”… chả đúng gì cả, đã là người Tràng An thì nhất định thanh lịch, tao nhã.
Tôi đã đọc một số tài liệu và biết được rằng, Tràng An, theo cách hiểu thông thường tức là người kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Tràng An là tên gọi mà các nhà Nho xứ Việt dành cho kinh đô của mình, ý nói Tràng An là nơi kết tinh của những nét đẹp văn hóa từ khắp nơi hội tụ. Nói như vậy, Tràng An tuy là cách gọi chỉ kinh đô Thăng Long, nhưng chưa bao giờ chính thức là tên gọi của Thăng Long - Hà Nội. Vì thế, khi nói đến Tràng An, người ta thường hiểu đó chính là kinh đô nước Việt, chứ không phải thành Tràng An thuộc Ninh Bình ngày nay.

Khách hàng mua cúc Họa mi trên phố Hà Nội. Ảnh: Cao Tuấn

Chị là một người Hà Nội chính gốc, tuy chỉ là một nữ viên chức bình thường, nhưng lại rất coi trọng những nét đẹp văn hóa ứng xử trong đời sống, để luôn luôn tạo cho người tiếp xúc một cảm nhận đẹp về người kinh kỳ nổi tiếng tao nhã, thanh cao, lịch sự. Gần đây, khi người ta đang xôn xao về việc Hà Nội công bố Bộ Quy tắc ứng xử dành cho công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Hà Nội, chị kể cho tôi nghe một câu chuyện nhỏ:
Một lần, chị mua hoa quả của một gánh hàng rong. Chủ gánh hàng hoa quả là một bà cụ. Khi trả tiền, theo thói quen, chị vuốt phẳng tờ tiền và đưa cho bà cụ bằng hai tay. Bà cụ nhận tiền, nhưng bối rối, ngập ngừng, rồi nói nhỏ: “Chị đừng lịch sự như thế, chúng tôi chỉ là người bán hàng rong thôi…” (Câu nói này của bà cụ còn xuất hiện trước khi những câu “Xin lỗi, tôi/anh/em chỉ là…” đang phổ biến trong giới trẻ ngày nay). Thấy lạ, chị hỏi: “Tại sao bà lại nghĩ như vậy?”, bà cụ vẫn bối rối, không trả lời, rồi lặng lẽ gánh hàng đi. Chị nói, chị đã suy nghĩ rất nhiều về thái độ của bà cụ. Tại sao bà lại tỏ ra bối rối trước hành vi mà chị cho là hết sức bình thường đó? Mãi sau này, khi để ý quan sát những người mua bán trên phố, chị bỗng hiểu vì sao bà cụ ngày đó lại bối rối như thế.
Tôi cũng hiểu vì sao bà cụ lại có thái độ bối rối trước thái độ rất lịch sự của chị. Bà cụ, cũng như nhiều người bán hàng rong trên phố, đã từ lâu rất quen với việc người mua hàng đa số là những phụ nữ ăn mặc sành điệu, son phấn, nước hoa thơm phức, nhưng luôn mua hàng với thái độ kể cả, bề trên. Họ cho rằng họ là khách hàng, họ là thượng đế, hơn thế, họ là những thượng đế sang chảnh, có nhiều tiền lắm của, nên họ tự cho mình cái quyền được giúi vào tay người bán những đồng tiền lẻ bị bóp nát, bị bẻ gập, nhàu nhĩ. Trả tiền khi mua hàng là một cử chỉ bình thường, rất tự nhiên, nhưng hiếm khi người ta trả tiền với một sự tôn trọng: Đưa hai tay, vuốt tiền cho phẳng và cảm ơn vì một món hàng. Bà cụ đã quá quen với việc không gặp một người nào đối xử với mình tử tế như thế, nên không dám đón nhận.
Một lần, tôi cùng người bạn ra phố mua hoa. Bán hoa là một phụ nữ lớn tuổi, có khi còn ngang tuổi mẹ tôi ở nhà. Bạn tôi hỏi với thái độ khinh khỉnh: “Hoa bán thế nào đấy? Đắt vừa phải thôi chứ!”. Tôi vừa ngạc nhiên, vừa ngượng, trong khi người bán hoa lại rất bình tĩnh trả lời từng câu hỏi. Khi mua xong, tôi hỏi bạn: “Sao lại ăn nói như thế với người ta?”, bạn tôi tưng tửng: “Muốn bị bắt nạt thì cậu cứ lịch sự đi!”.
Tôi từng tự hỏi: Có phải vì không phải ai đang sống ở Hà Nội cũng là người Hà Nội gốc như chị bạn và bạn của tôi, vì thế họ kém lịch sự hay không? Tôi cho là không phải vậy. Tác động luôn đến từ nhiều phía. Việc đối xử giữa người mua kẻ bán kể trên đây chỉ là một sắc màu nho nhỏ trong ngàn vạn sắc màu cuộc sống đô thị đương đại.
Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển đô thị Thăng Long – Hà Nội, người Hà Nội mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu cho người Việt Nam. Nhưng dường như từ lâu những quy tắc ứng xử bất thành văn trong mỗi người đô thị đã bị mai một, nên TP phải ban hành Bộ quy tắc ứng xử để nhắc nhớ mọi người những điều không mới...
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Nhưng hãy để người ta nhận ra người Hà Nội ở bất cứ nơi đâu, khi họ toát lên sự thanh nhã, lịch sự, hào hoa trong giao tiếp, ứng xử, chứ không phải cứ giới thiệu: “Tôi là người Hà Nội”, người ta mới biết bạn là người Hà Nội.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ