Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chào mừng Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: tỉnh Điện Biên khánh thành Cột cờ A Pa Chải

Kinhtedothi - Ngày 7/5, đúng kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025), UBND tỉnh Điện Biên tổ chức khánh thành công trình Cột cờ A Pa Chải tại khu vực xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.

Theo Kế hoạch số 1531/KH-UBND của UBND tỉnh Điện Biên, Lễ thượng cờ và khánh thành Cột cờ A Pa Chải (Sín Thầu, Mường Nhé) dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 7/5.

Cột cờ A Pa Chải là công trình do Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư; được xây dựng từ nguồn xã hội hóa.

Công trình Cột cờ A Pa Chải bắt đầu khởi công vào tháng 11/2023, với tổng mức đầu tư là 31 tỷ đồng và được xây dựng trên đỉnh núi thuộc dãy Khoang La San, có độ cao 1.459m so với mực nước biển, cách mốc ngã ba biên giới, tức là Mốc 0, khoảng 1.387 m.

Cột cờ có tổng chiều cao hơn 45m, được tạo khối dựa trên hình bát giác thể hiện sự cân đối vững chãi và uy nghiêm. Kích thước lá cờ 7,5x5m; diện tích 37,5m2 gắn với ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5.

Phần chân cột tạo điểm nhấn bằng 5 bức phù điêu với các hình ảnh đặc trưng văn hóa Tây Bắc, họa tiết dân tộc, theo 5 chủ đề chính:

Chủ đề 1: Sự tích Quả bầu mẹ - truyền thuyết của dân tộc Khơ Mú (sự tích về sự hình thành của các dân tộc Việt Nam, trong đó có 19 dân tộc sinh sống tại tỉnh Điện Biên);

Chủ đề 2: Văn hóa tín ngưỡng và lễ hội của các dân tộc. Trong đó có các loại hình văn hóa phi vật thể đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia;

Chủ đề 3: Lao động, sản xuất và nghề truyền thống. Trong đó có một số nghề đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia;

Chủ đề 4: Dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian. Trong đó múa Khèn Mông và múa của các dân tộc Khơ Mú đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia;

Chủ đề 5: Vòng xòe đoàn kết. Trong đó xòe Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Công trình Cột cờ A Pa Chải tại khu vực xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.

Ngoài ra, trên đỉnh Cột cờ có ốp phù điêu đá với chủ đề Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc. Đường lên cột cờ gồm 519 bậc cấp (tượng trưng cho 19 dân tộc anh em của tỉnh Điện Biên) đi bám vào địa hình tự nhiên của sườn đồi.

Cột cờ A Pa Chải không chỉ là một công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa và chính trị sâu sắc, mà còn là biểu tượng khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Công trình góp phần giúp Mường Nhé nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế gắn liền với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, di tích lịch sử và cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền biên giới quốc gia.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Khánh thành Cột cờ A Pa Chải là một trong những hoạt động trọng tâm trong chuỗi sự kiện chào mừng Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) - một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc; đồng thời là dịp ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng, vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, tạo khí thế thi đua sôi nổi, chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tập đoàn Mường Thanh: khai trương khách sạn thứ 62 tại Điện Biên

Tập đoàn Mường Thanh: khai trương khách sạn thứ 62 tại Điện Biên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sơn La có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

08 Jul, 01:08 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, UBND tỉnh Sơn La cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa Lễ hội Xên Lẩu Nó, Lễ hội Púng Hiéng và Nghề làm giấy vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quảng bá bản sắc văn hóa, du lịch qua truyền hình thực tế

Quảng bá bản sắc văn hóa, du lịch qua truyền hình thực tế

08 Jul, 12:54 PM

Kinhtedothi – Với sự phủ sóng rộng rãi của mạng xã hội cùng các nền tảng trực tuyến, nhiều chương trình truyền hình thực tế đã trở thành công cụ hữu hiệu quảng bá nét đẹp văn hóa, du lịch Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ